Chùa Tam Chúc – Khám Phá Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới

Chùa Tam Chúc – nơi hội tụ cảnh sắc non nước hữu tình – một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất định phải đến khi du lịch Hà Nam. Lưu ngay những kinh nghiệm đắt giá trước khi khám phá quần thể khu du lịch Tam Chúc qua bài viết được motorbike.vn đúc rút và chia sẻ bạn nhé. 

Giới thiệu tổng quan về chùa Tam Chúc Hà Nam

Chùa Tam Chúc ở đâu? 

Chùa Tam Chúc thuộc địa phận của xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội tầm 70km. Chùa Tam Chúc còn là điểm nối liền chùa Hương (Hà Nội) với chùa Bái Đính (Ninh Bình) tạo nên trục du lịch tâm linh độc đáo. 

Chùa Tam Chúc Hà Nam
Khung cảnh Chùa Tam Chúc Hà Nam

Sự tích chùa Tam Chúc 

Tương truyền núi Thất Tinh bao quanh ngôi chùa có những đốm sáng tựa hào quang trên 7 ngọn núi. Nhiều người gọi là những ngôi sao trên đỉnh núi. Người dân ở đó nhiều ngày đục đẽo, tìm kiếm 7 ngôi sao ấy.

Tuy nhiên sau một thời gian chỉ còn lại ánh sáng của 3 ngôi sao. Chính vì thế người ta đặt cho ngôi chùa cái tên là “Tam Chúc” ví như ‘3 ngôi sao” còn lại. 

Chùa Tam Chúc thờ ai? Do ai trụ trì? 

Chùa Tam Chúc thờ Phật và những vị quốc sư có công với Phật giáo Việt Nam. Chùa thờ Phật A Di Đà, Phật Quan Âm, Phật Thích Ca Mâu Ni. Đồng thời thờ một số vị quốc sư như Sư Tổ Đạt Ma, Thiền Sư Khuông Việt,…

Hiện nay chùa Tam Chúc do hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – nguyên phó chủ tịch thường trực hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trụ trì. 

Khung cảnh đầy mê hoặc của khu du lịch chùa Tam Chúc

Là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Ngôi chùa được rất nhiều khách du lịch và các phật tử quan tâm. Đặc biệt ngôi chùa sở hữu vị thế “lưng tựa núi, mặt hướng hồ”. Nên cảnh quan vô cùng hữu tình, thơ mộng. 

Trước mặt của ngôi chùa là hồ Tam Chúc huyền ảo nhô lên sáu quả núi Lục Sơn Thủy, ba mặt của ngôi chùa là dãy núi Thất Tinh hùng vĩ. Chính vì thế khu du lịch chùa Tam Chúc còn được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn”. 

Khung cảnh đầy mê hoặc của chùa Tam Chúc
Khung cảnh chùa Tam Chúc làm dân tình xao xuyến

Thời điểm đẹp nhất đi du lịch chùa Tam Chúc 

Là điểm đến sở hữu cảnh đẹp hữu tình quanh năm, mỗi mùa lại có những nét riêng. Bạn có thể đến tham quan chùa Tam Chúc vào bất cứ mùa nào. Nhưng lựa chọn được thời điểm đẹp nhất để du lịch để có được nhiều trải nghiệm đáng giá. 

Đến du lịch Tam Chúc, khách du lịch nên ghé tham quan vào thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10 và từ tháng 1 đến tháng 3. 

– Tháng 1 đến tháng 3

Là lúc chùa Tam Chúc đón nhận đông đảo khách du lịch nhất trong năm. Bởi đầu năm là lúc mà nhiều người đi chùa để cầu an, cầu may mắn. Ngoài ra vào dịp này tại chùa Tam Chúc được tổ chức rất nhiều hoạt động và lễ hội. 

Đặc biệt vào mùa xuân khí hậu tại Hà Nam vô cùng thuận lợi. Thừa hưởng sự trong lành mát mẻ của hồ Tam Chúc kết hợp với thời điểm thiên nhiên đâm chồi nảy lộc. Nên vào dịp này nhiều du khách ghé thăm. 

Thời điểm đi chùa Tam Chúc đông nhất
Thời điêm các du khách lựa chọn đi chùa Tam Chúc

– Tháng 8 đến tháng 10

Là thời điểm khung cảnh chùa Tam Chúc yên tĩnh, nhẹ nhàng. Những du khách muốn tìm nơi an yên để tĩnh tâm thì nên đi vào độ này. Khi đến chùa Tam Chúc vào thời điểm này du khách nên xem dự báo thời tiết. Để có một chuyến đi hoàn hảo, và tận hưởng hết khung cảnh thơ mộng của chùa. 

Cách di chuyển đến chùa Tam Chúc

Đến chùa Tam Chúc bằng đường nào

Hiện nay du lịch phát triển, các tuyến giao thông đến chùa Tam Chúc khá đa dạng. Có thể đến chùa Tam Chúc bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nếu bạn đi từ Hà Nội thì có thể đi theo tuyến đường Giáp Bát – Phủ Lý hoặc là chạy theo đường quốc lộ 1A. 

bản đồ đường từ Hà Nội đến Tam Chúc chi tiết
Đường từ Hà Nội đi Chùa Tam Chúc

Phương tiện di chuyển đến chùa Tam Chúc

  • Xe bus: Đối với những du khách đi từ Hà Nội thì có thể sử dụng các tuyến bus Hà Nội – Phủ Lý để di chuyển. Giá vé tầm 30.000 VNĐ/ lượt/ người với tần suất 15 phút có một chuyến. 
  • Xe khách: Đa số các xe khách chạy đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nên chỉ mất tầm 1 giờ đồng hồ. Rất nhiều du khách lựa chọn xe khách đến chùa Tam Chúc để tiết kiệm thời gian đi lại. Giá vé chỉ rơi vào tầm 60.000 VNĐ/ khách/ lượt.  

Tuy nhiên xe bus và xe khách chỉ đưa hành khách đến thị xã Phủ Lý, cách chùa Tam Chúc tầm 19km nữa. Vì vậy bạn phải đón thêm xe ôm hoặc xe taxi mới có thể vào đến chùa Tam Chúc được. 

  • Phương tiện cá nhân: Có thể đi bằng ô tô hoặc lựa chọn xe máy dành cho những bạn trẻ đam mê du lịch phượt. Đoạn đường đi khá đơn giản, đi thẳng quốc lộ 1A, qua cầu Giẽ rồi đi thẳng sẽ đến nơi. 

>> Tham khảo: Top 30 địa điểm và giá thuê xe máy Hà Nội giá rẻ gần bạn – giao tận nơi

Giá vé tham quan chùa Tam Chúc 

Thực tế chùa mở cửa miễn phí cho tất cả khách du lịch và Phật tử trong và ngoài nước. Vào chùa bạn sẽ không cần phải mua vé. 

Tuy nhiên khu du lịch chùa Tam Chúc khá rộng, quãng đường tham quan khá xa nên bạn phải lựa chọn phương tiện để di chuyển. Bảng vé đi xe điện và thuyền đi từ cổng vào cổng tam quan nội và ngược lại được cập nhật mới nhất dưới đây. 

  • Xe điện: Cập nhật vé xe điện mới nhất tại chùa Tam Chúc là 90.000 VNĐ/ khách. Quãng đường đi tầm 5km. Du khách đến và mua vé tại cổng thuộc ban quản lý của chùa. 
  • Đi thuyền: Vé đi thuyền vào chùa là 200.000 VNĐ/ khách đối với thuyền hạng thường. 240.000 VNĐ/ khách đối với thuyền hạng sang. Lựa chọn đi thuyền, khách du lịch được dạo quanh khám phá các hòn đảo nhỏ trên hồ. Đặc biệt khung cảnh hồ vô cùng thơ mộng khiến nhiều khách lựa chọn đi thuyền.
Đi thuyền đến chùa Tam Chúc
Con thuyền chở khách du lịch đến Tam Chúc

Đối với trẻ em dưới 1m thì miễn phí tham gia các phương tiện để vào chùa. Những trẻ em cao trên 1m thì được tính phí như người lớn.

Những kiến trúc đặc sắc tại quần thể chùa Tam Chúc 

Đến chùa Tam Chúc nhất định phải ghé qua các địa điểm tham quan nổi tiếng tại đây thì chuyến đi mới thực sự trọn vẹn. Các điểm tham quan không chỉ đa dạng mà còn rất độc đáo, hấp dẫn. Hứa hẹn là những điểm check in ấn tượng mà các bạn trẻ đam mê “sống ảo” không nên bỏ lỡ. 

+ Nhà khách Thuỷ Đình

Đây chính là điểm đến đầu tiên bạn phải đến để mua vé xe hoặc thuyền để vào phía trong. Du khách có thể nán lại để tham quan khung cảnh cổ kính, uy nghi và rộng lớn của nhà khách Thuỷ Đình. Phía trong nhà khách được trưng bày các tranh, ảnh về toàn thể ngôi chùa. 

Ngoài ra hãy dành ít phút ghé bến thuyền ngay cạnh nhà khách Thuỷ Đình để check in ngay khủng cảnh non nước hữu tình của hồ Tam Chúc. 

Nhà khách Thuỷ Đình
Nhà khách Thuỷ Đình – điểm đầu tiên tại Tam Chúc

+ Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ mơ màng nằm trên hồ Tam Chúc. Đi qua một cây cầu nhỏ uốn lượn, bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thơ mộng của hồ Tam Chúc cùng những đóa sen trên mặt hồ. 

Cổng Tam Quan 

Đây là điểm trả khách của xe điện và là nơi được các du khách lưu lại những bức hình sống ảo. Cổng Tam Quan xây ba tầng với cấu trúc mái cong độc đáo hướng về mặt hồ. Hai bên cổng Tam Quan là hai con đường để du khách bắt đầu đi bộ hành hương và đi lên chính điện.  

Cổng Tam Quan tại chùa Tam Chúc
Cổng Tam Quan – chùa Tam Chúc

+ Vườn Cột Kinh

32 chiếc cột khổng lồ nặng đến 200 tấn toạ lạc uy nghi, sừng sừng giữa sân lớn trước khi đến Điện Quan Âm. Những chiếc cột xếp thành hàng tựa như bức tường thành vững chãi. 

Lấy ý tưởng từ cột kinh của chùa Nhất Trụ, Hoa Lư, Ninh Bình, mỗi chiếc cột được thiết kế như đài sen ở chân lên đến đỉnh cột là nụ sen. Trên mỗi cột đều được điêu khắc những lời Phật dạy tựa như một vườn cảm hoá của Phật dành cho con dân đến tham quan. 

Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc
Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc

+ Điện Quán Âm 

Điện Quán Âm nằm ngay sau khu Vườn Cột Kinh, là nơi để dâng hương đến Quán Thế Âm Bồ Tát ngay giữa chính điện. Điện được thiết kế cổ kính mang lại cảm giác trang nghiêm, thanh tịnh.

Xung quanh bức tượng Bồ Tát là những bức phù điêu khắc kết nên một quá trình phổ độ chúng sinh của Quán Thế Âm Bồ Tát. 

dâng hương tại điện Quán Âm
Điện Quán Âm tại chùa Tam Chúc Hà Nam

+ Điện Pháp Chủ

Nơi đây du khách được chiêm ngưỡng bức tượng Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Ước tính tượng Thích Ca nặng gần 200 tấn. Điện Pháp Chủ rộng gần 3000m2.

Xung quanh được trưng bày các bức phù điêu khắc quá trình sinh ra, lớn lên và phổ độ Phật pháp, niết bàn của Thích Ca. Trước điện là một khoảng sân rộng có lưu hương và đôi hạc lớn đứng chầu. Hai bên sân của điện là những vị phật ngồi thiền. 

>> Tham khảo: Tips trải nghiệm khu du lịch Đồng Mô, xách balô lên và đi thôi

+ Điện Tam Thế

Điện Tam Thế thờ ba pho tượng bằng đồng đen tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Đằng sau mỗi pho tượng là mỗi bức phù điêu hình lá bồ đề sáng chói tựa như ánh hào quang tỏa sáng. Xung quanh điện trưng  bày 12.000 bức phù điêu vô cùng tỉ mỉ được làm từ đá núi lửa. 

Sân trước Điện Tam Thế, du khách được chiêm ngưỡng cây bồ đề được trích ra từ một cây bồ đề 2125 tuổi. Ngoài ra trước sân được đặt một vạc đồng đen cao tầm 4m. Trên vạc đồng được điêu khắc rất nhiều danh lam thắng cảnh tâm linh của Việt Nam. 

Điện Tam Thế
Điện Tam Thế biểu tượng của quá khứ – hiện tại – tương lai

+ Chùa Ngọc – Đàn Tế Trời 

Chùa Ngọc – Đàn Tế Trời nằm trên đỉnh núi Thất Tinh, nơi cao nhất của chùa Tam Chúc Hà Nam. Đây còn được gọi là điểm giao hoà giữa trời và đất, làm nơi tế bái thần linh. Tại đây thờ rất nhiều tượng phật, phải kể đến những bức tượng được làm từ đá Granite, được chuyển từ vùng đất xa xôi của Ấn Độ.

Đặc biệt lưu truyền rằng tại chùa Ngọc – Đàn Tế Trời có thờ một bức tượng phật bằng ngọc vô cùng giá trị và quý hiếm. Để đến được Đàn Tế Trời, du khách phải vượt qua thử thách đi bộ 299 bậc đá với tổng độ cao là 468m mới lên được đỉnh. Vừa đi bộ vừa ngắm cảnh núi sông hùng vĩ cũng là một trải nghiệm đáng giá. 

Chùa Ngọc - Đàn Tế Trời tại chùa Tam Chúc
Chùa Ngọc – Đàn Tế Trời

Những trải nghiệm đáng giá khi đến tham quan du lịch tại chùa Tam Chúc 

Tham quan, mở mang tầm mắt về một ngôi chùa lớn nhất thế giới

Đến chùa Tam Chúc có lẽ điều khiến nhiều du khách say mê nhất chính là khung cảnh non nước hữu tình. Và những công trình kiến trúc đồ sộ. Đi để có những trải nghiệm đáng giá, để biết Việt Nam tuyệt vời đến thế nào. Hơn hết chúng ta được mở mang tầm mắt về một ngôi chùa, một khu du lịch tâm linh lừng danh. 

 Đến chùa Tam Chúc cầu an, may mắn

Mệnh danh là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới, chùa Tam Chúc là nơi không chỉ để vãn cảnh mà còn để cầu an, cầu lộc và cầu may mắn. Khu du lịch tâm linh Tam chúc dường như là điểm đến lý tưởng được nhiều du khách lưu lại mỗi dịp tết đến xuân về.

Đặc biệt mỗi dịp lễ trong năm nơi đây nhận được đông đảo lượng khách du lịch cũng như Phật tử ở các vùng đổ về để thỉnh hương tại chùa. 

Đến chùa Tam Chúc cầu an
hàng năm chùa Tam Chúc nhận được lượng du khách lớn

Thỏa mãn sự nghiệp check in “sống ảo” của các bạn trẻ 

Khám phá chùa Tam Chúc nhất định không bỏ lỡ những bức hình sống ảo cực kỳ mê mẩn tại đây. Vẻ đẹp “lưng tựa núi, mặt hướng sông” với những công trình kiến trúc đình đền cổ xưa mang đến cho du khách những bức hình sống động.

Cảnh sắc tuyệt đẹp khiến Tam Chúc tựa như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” đầy mơ màng. Chỉ tạo vài dáng đơn giản bạn đã có thể rinh về hàng chục tấm hình cực chất tại đây. 

Chùa Tam Chúc - hòn non bộ mộng mơ
Khung cảnh check in đẹp đến nao lòng trước chùa Tam Chúc

Những quán ăn, nhà hàng gần chùa Tam Chúc

Hệ thống quần thể chùa khá rộng, mất khá nhiều thời gian để tham quan. Chính vì thế tìm kiếm một địa điểm ăn uống khá quan trọng. Motorbike.vn giới thiệu đến bạn đọc những quán ăn, nhà hàng nhận được nhiều đánh giá tốt nhất của du khách.

  • Nhà khách Thủy Đình: Nhà khách Thủy Đình có sức chứa lên đến 500 người, rất thoáng mát, được xây dựng theo phong cách vua chúa thời xưa. Menu được thiết kế theo kiểu bữa cơm gia đình, rất mộc mạc và chân chất như cơm trắng, cà pháo, đậu hũ,…Giá thành hợp lý phục vụ mọi khách du lịch.
  • Nhà hàng Tố Loan: Đây là nhà hàng gần chùa nhất với giá khá bình dân. Nhà hàng không quá lớn, phù hợp với các đoàn du lịch lẻ. Tại đây chuyên về các món ăn như dê, gà đồi, thỏ,…
  • Nhà hàng Dốc Núi Sẻ: Cách chùa Tam Chúc tầm 2km, nằm trên đường quốc lộ 1A. Nhà hàng phục vụ những món ăn như gà đồi, chim, dê,…với không gian sân vườn thoáng mát, sạch sẽ. Có chỗ rộng rãi để xe ô tô.
Nhà hàng tại Hà Nam
Nhà hàng Tố Loan

Ngoài ra có những nhà hàng quý khách có thể tham khảo như nhà hàng Hảo Trúc, nhà hàng Hùng Thắng Cố, nhà hàng Tam Chúc Ba Sao, nhà hàng Lẩu Tiến Vua,…

>> Gợi ý: Top 16 homestay Tam Đảo sở hữu tầm view đẹp nhất 2022

Những địa điểm du lịch gần chùa Tam Chúc

Đã đến Hà Nam, đến chùa Tam Chúc bạn có thể ghé tham quan những địa danh nổi tiếng tại đây để chuyến đi thêm phần trọn vẹn. 

– Du lịch Kẽm Trống Hà Nam 

Đến đây bạn được trải nghiệm những khung cảnh thú vị của hệ thống hang động. Điển hình là Ngũ Động Sơn, một trong những hang động đặc biệt thu hút du khách khi đến Hà Nam.

Lòng hang khá rộng, có thể đi xuyên qua các dãy núi. Đặc biệt càng vào trong các khối thạch nhũ càng nhiều, rủ xuống tạo nên một khung cảnh tuyệt vời. 

Kẽm Trống Hà Nam
Bạn có thể kết hợp khám phá thêm địa danh này.

– Động Phúc Long 

Động phúc Long là một trong những thắng cảnh đẹp tại Hà Nam, được tạo nên từ những khối đá đồ sộ. Du khách có thể đi thuyền ngắm cảnh hoặc leo lên đỉnh núi để khám phá cảnh sắc. 

– Đền Lảnh Giang

Nằm trong một khuôn viên rộng gần 300m2, khung cảnh đền rất yên bình. Nơi đây thích hợp cho những Phật tử muốn tìm chốn an yên, thanh tịnh để tham quan. Hằng năm tại đền Lảnh Giang tổ chức nhiều hoạt động múa lân, diễn tập,… thu hút khá đông người dân ghé thăm. 

 đền Lảnh Giang
Hằng năm tại đền Lảnh Giang tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn.

Đến khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc cần lưu ý những gì? 

Trước khi đi du lịch, không thể bỏ qua những chia sẻ của những du khách trước để có một chuyến đi trọn vẹn. Đặc biệt khi đến những khu du lịch tâm linh như chùa chiền, lăng tẩm,… thì cần tuân theo những lưu ý dưới đây. 

  • Đến chùa mình nên lựa chọn trang phục thoải mái, ăn mặc kín đáo, quần hoặc váy dài. Nên mang giày êm ái, không nên sử dụng giày cao gót vì quãng đường đi bộ để tham quan khá xa. 
  • Thông thường du khách đến chùa Tam Chúc khá đông, khi mua vé xe điện, vé thuyền cần xếp hàng chờ đợi khá lâu. Vì vậy bạn nên đặt vé trước để đỡ tốn thời gian và công sức xếp hàng. 
  • Nên tuân thủ theo các nội quy của chùa. Không gây mất trật tự hay nói chuyện quá lớn làm ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh của chùa. 
  • Khi bước vào các điện nên đi phía bên tả (bên phải) và đi xuống là cánh hữu (bên trái). Không đi vào cửa chính bởi cửa chính là lối đi dành cho các quan. 
  • Nên để dép bên ngoài, bước qua bậu cửa chứ không nên giẫm lên bậu cửa. 
  • Đến bất cứ nơi đâu đông người du khách đều phải cẩn thận với những tư trang của mình. Tránh mất cắp, móc túi. 

Chọn Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới để có một hành trình lễ Phật và khám phá những cảnh đẹp hữu tình và các công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo. Chắc chắn rằng đây là điểm đến lý tưởng Motorbike.vn gợi ý các bạn trẻ đam mê du lịch nên đến một lần trong đời. 

Tác giả : Hoàng Lan

Bản quyền : Motorbike.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *