Kinh nghiệm đi Chùa Tam Chúc khám phá những điều kỳ thú

Chùa Tam Chúc được coi là một trong những ngôi Chùa Phật giáo được hình thành lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam và cũng là một trong những khu du lịch tâm tinh vô cùng hấp dẫn. Chùa được xây dựng trên một ngôi cổ có niên đại hơn 1000 năm với vị trí đắc địa. Phía trước Chùa được bao bọc bởi hồ nước bao la và phía sau lưng là núi đá vôi hùng vĩ. Có thể nói, khung cảnh Chùa Tam Chúc vô cùng thơ mộng và thanh bình. Vậy kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc sẽ cần những gì, hãy cùng MOTORBIKE khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về ngôi Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc là ngôi chùa đã được xây dựng từ thời nhà Đinh vào khoảng 1000 năm trước. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án trùng tu ngôi chùa đã bị hủy hoại và đến năm 2013, quần thể chùa Tam Chúc được công nhận là khu du lịch cấp quốc gia. Tam Chúc hiện có diện tích gần 5.100 ha, trong đó vùng lõi khoảng 4000 ha bao gồm quần thể chùa, hồ, núi đá và rừng tự nhiên xung quanh. Được biết Trung tâm văn hóa Phật giáo rất đẹp và rộng, nó được bao quanh bởi hồ nước và xung quanh bao phủ hết dãy núi này đến dãy núi khác.

Tương truyền chùa Tam Chúc được gắn liền với “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh”. Trong hồ còn có 6 hòn đảo nhỏ theo tương truyền chính là 6 chiếc chuông mà ông trời đã ban cho nơi đây. Ba mặt có sự bao bọc bởi núi Thất Tinh. Theo truyền thuyết, khi màn đêm bao phủ, trên những ngọn núi này xuất hiện những đốm sáng rất lớn như những vì sao lung linh huyền ảo. Giữa một cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục và bao la, chùa Tam Chúc như một công trình kiến trúc ấn tượng và rực rỡ nhất khiến ai cũng phải đăm chiêu ngắm nhìn.

Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc là ngôi chùa Phật giáo tâm linh nổi tiếng

Vào năm 2019, ngôi chùa này được chọn làm nơi để tổ chức ngày lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc. Ngày tổ chức sự kiện là vào tháng 5/2010 với sự tham gia của đông đảo các vị chức sắc, tín đồ Phật giáo và các nhà nghiên cứu Quốc tế. Đó cũng chính là lý do vào những ngày lễ, bạn sẽ thấy số lượng người tấp nập kéo đến chùa Tam Chúc tham quan và làm lễ. Đây là một nơi tuyệt vời để quảng bá con người và danh lam thắng cảnh tỉnh Hà Nam ra thế giới.

Cấu trúc cơ bản của ngôi chùa này gồm nhiều phần, gồm có cổng Tam Quan, điện Pháp Chủ, Quan Âm, Tam Thế, chùa Ngọc, vườn Cột Kinh và nhà khách Thủy Đình… Hiện tại chùa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện một số hạng mục nhưng nhìn chung ngôi chùa vẫn toát lên vẻ đẹp và sự uy nghi của nó.

Chùa Tam Chúc Hà Nam
Chùa Tam Chúc được xây dựng rất khang trang thu hút du khách

Theo như các vị thượng tọa nói, bên trong chùa Ngọc có tượng Phật A Di Đà bằng ngọc ruby ​​nặng 4 tấn. Chùa được xây dựng bằng đá khối do các thợ thủ công Ấn Độ và Việt Nam thực hiện, không sử dụng xi măng hay vữa. Chính điện Tam Chúc tọa lạc trên khu đất rộng 3.500m2, là tòa nhà cao nhất trong quần thể Tam Chúc. Bên trong sảnh đường hai tầng là ba pho tượng Phật khổng lồ bằng đồng đen tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai, mỗi pho tượng nặng 80 tấn. Không những thế, bốn bức tường khổng lồ của Chính điện còn được trang trí bằng nhiều bức tranh đá được chạm khắc rất tinh xảo, mô tả cuộc đời của Đức Phật.

Chùa Tam Chúc có 1.000 cột đá, mỗi cột cao 4 mét, nặng 200 tấn, khắc kinh Phật, tạo nên một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Chùa đang trồng một cây bồ đề được nhân giống từ cây bồ đề Jaya Sri Maha Bodhi 2.250 năm tuổi, đây là cây lâu đời nhất trên thế giới.

Thời điểm thích hợp để tham quan Chùa tam Chúc

Khi đã muốn tham quan bất kỳ một địa điểm du lịch nào, bạn đều cần phải tìm hiểu thời điểm thích hợp của nơi đó để có thể ngắm nhìn hết những vẻ đẹp mà của địa điểm bạn muốn đến. Và Chùa Tam Chúc cũng vậy, để ngắm nhìn hết thảy những vẻ đẹp và sự uy nghi của ngôi chùa, lựa chọn thời điểm thích hợp là điều mà bạn không nên bỏ qua.

Nằm ở khu vực miền Bắc, với nơi có khí hậu ôn hòa, được chia thành các mùa rõ rệt. Mỗi mùa, ngôi chùa đều mang hương vị và vẻ đẹp riêng của nó, vì vậy, bạn cũng có thể đến nơi đây bất cứ lúc nào. Thời điểm tham quan mà bạn nên biết khi lên kế hoạch cho chuyến đi này của mình, thường từ tháng 8 đến tháng 11 hoặc từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm là thời điểm lý tưởng để đến với Tam Chúc.

Chùa Tam Chúc
Thời điểm đi chùa Tam Chúc thích hợp

Từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa lễ hội, mùa Tết, ở Tam Chúc có rất nhiều hoạt động đặc sắc, không khí đông vui, người người đến đây để cầu chúc một năm mới bình an. Ngoài ra từ tháng 8 đến tháng 10 là mùa sen nở, cũng là lúc thời tiết Hà Nam rất đẹp, thích hợp cho những chuyến du lịch khám phá. Đây là khoảng thời gian không có nhiều lễ hội, còn ít khách tham quan, phù hợp với những ai yêu thích sự yên tĩnh, tịnh tâm. Bạn có thể thoải mái khám phá, thư giãn và tìm hiểu về lối kiến trúc độc đáo, cổ xưa của ngôi chùa. Chùa Tam Chúc sẽ đón khách đến 21h hàng ngày nên bạn có thể thoải mái tham qua , khám phá và ngắm nhìn vẻ đẹp về đêm mà ngôi chùa mang lại.

Vị trí và những cách di chuyển đến Chùa Tam Chúc

– Vị trí của Chùa Tam Chúc

Tam Chúc thuộc địa phận xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Nơi đây cách Hà Nội khoảng 60km theo đường trục phía Nam và cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 21km. Chùa Tam Chúc là một khu du lịch văn hóa tâm linh nằm ở một vị trí đặc biệt, nơi đây bao quanh bởi hệ thống núi đá tự nhiên, các thung lũng hồ nước tạo nên một nơi thu hút khách du lịch bởi không khí yên bình giữa núi rừng hoang sơ. Vị trí tọa lạc của chùa Tam Chúc còn nối giữa Khu du lịch Chùa Hương, Hà Nội với Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình; Khu văn hóa tâm linh chùa Bái Đính; Khu du lịch sinh thái Tam Cốc, Tràng An, tất cả tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái đặc biệt nổi tiếng nằm ở phía Bắc nước ta.

Chùa Tam Chúc
Vị trí ngôi chùa Tam Chúc rất đắc địa

– Di chuyển đến Chùa Tam Chúc bằng đường nào?

Tam Chúc nằm cách Hà Nội khoảng 60km, nếu đi theo quốc lộ 1A hoặc đi theo quốc lộ 21 qua Vân Đình – Ứng Hòa. Từ thành phố Phủ lý, đi theo đường quốc lộ 21 khoảng 21km thì bạn sẽ tới Chùa Tam Chúc, khoảng cách không xa, bạn có thể lựa chọn xe máy hoặc ô tô khoảng chừng 2 tiếng là sẽ tới nơi.

– Phương tiện để di chuyển đến Chùa Tam Chúc

Di chuyển từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc bằng xe máy hoặc ô tô. Nếu tự di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô thì từ trung tâm Hà Nội bạn di chuyển ra quốc lộ 1A chạy theo hướng thành phố Phủ Lý, sau đó hãy di chuyển trên quốc lộ 21 thêm khoảng 10km là sẽ đến chùa Tam Chúc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể di chuyển bằng xe máy đến hướng bến xe Nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình rồi chạy đến hướng núi Gia Liêm Tuyền, sau đó rẽ vào Phủ Lý theo quốc lộ 21 thêm khoảng 10km để đến chùa Tam Chúc. Nếu đi bằng ô tô, từ Hà Nội, bạn đi theo cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, đi tới quốc lộ 38 tại Duy Tiên thì ra quốc lộ 1A, sau đó đi tới Kim Bảng và về tới Ba Sao, Hà Nam.

Chùa Tam Chúc
Xe máy cũng là phương tiện di chuyển đến chùa Tam Chúc tiện lợi

Di chuyển đến chùa Tam Chúc bằng xe khách. Sau khi đến Hà Nội, bạn đến bến xe Giáp Bát để bắt xe buýt hoặc xe khách để đến đền chùa Tam Chúc. Hãy tìm và chọn tuyến xe đi đường cao tốc Giáp Vân – Cầu Giẽ để có thể đến nơi nhanh hơn mà không bị tắt đường. Ngoài ra, bạn có thể chọn xe khách đi tuyến quốc lộ 1A đi Kim Bảng đến thành phố Phủ Lý, Hà Nam.

Khi đã đến chùa Tam Chúc, bạn có thể lựa chọn 2 phương tiện di chuyển ra chùa là đi thuyền hoặc xe điện. Nếu di chuyển bằng thuyền với giá khoảng tầm 200 nghìn đồng trên lượt, thuyền sẽ di chuyển với tốc độ chậm khoảng 20 phút, bạn có thể tranh thủ ngắm nhìn những cảnh quan bên hồ và tổng quan ngôi chùa. Di chuyển bằng tàu điện sẽ rẻ hơn với giá khoảng tầm 90 nghìn đồng cho cả lượt đi và lượt về, với thời gian nhanh hơn khoảng 10 phút. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, bạn hãy tham khảo là chọn đi thuyền, vì như vậy bạn sẽ có những cảnh sống ảo tuyệt vời hơn ở nhà giữa hồ và cầu.

Những hoạt động vui chơi, tham quan tại Chùa Tam Chúc

Khi đến với chùa tam chúc bạn có thể choáng ngợp với sự nguy nga, đồ sộ của nơi đây. Du lịch chùa Tam Chúc là một lựa chọn tuyệt vời, với quần thể du lịch rộng lớn bạn có sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị, cảnh quan đa dạng và độc đáo.

– Nhà khách Thủy Đình

Đây sẽ là nơi đầu tiên bạn được nhìn thấy sau khi đặt chân vào quần thể chùa Tam Chúc. Bên trong nhà khách được bày biện rất trang nghiêm và có không gian rộng lớn. Trong thời gian tham quan nhà khách Thủy Đình, bạn có thể được ngắm những bức tranh, ảnh mô phỏng toàn cảnh chùa tâm linh Tam Chúc, xung quanh các bức tranh đều được gắn đèn led nhằm tạo sự lung linh và còn thể hiện nét trang nghiêm.

Chùa Tam Trúc
Nhà khách Thủy Đình Hà Nam rất gần Chùa Tam Chúc

– Tham quan Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan bên trong là công trình rất cao lớn với 28,8m trên diện tích tầng 1 là 1.958m vuông. Với 3 tầng mái cong được xây dựng theo kiểu kiến ​​trúc đình chùa đặc trưng của Việt Nam. Trước Cổng Tam Quan là bến nước và bãi đậu xe điện. Hai bên cổng Tam Quan có hai lối đi lớn dẫn vào các ngôi chùa chính đồ sộ phía trong. Có hai Cổng Tam Quan, đó là Tam Quan ngoại và Tam Quan Nội, được xây dựng với nhiều hoa văn vô cùng đồ sộ và kiên cố. Cổng Tam Quan ngoại được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, tuy nhiên so với hai cổng Tam Quan nội nằm phía trong thì nó không kém phần đồ sộ, quy mô.

Chùa Tam Chúc
Du lịch ninh bình tham quan cổng tam quan đá

– Vườn Cột Kinh

Sau Cổng Tam Quan, du khách đi ngang qua Vườn Cột Kinh với 32 cột kinh lớn. Lấy cảm hứng từ bảo vật quốc gia chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Vườn cột kinh được xây dựng với quy mô lớn, mỗi cột cao 13,5m, nặng khoảng 200 tấn, được làm từ đá xanh nguyên khối của tỉnh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế dạng bệ sen, thân hình lục giác, chạm khắc thủ công Phật giới, đỉnh cột có hình búp sen. Dự tính tương lai nơi đây sẽ được xây đủ 1000 cột, hứa hẹn nơi đây sẽ là một nơi vô cùng đặc sắc, hiếm thấy với sự nguy nga, tráng lệ.

– Tham quan Tam Điện

Ba ngôi chính điện của chùa Tam Chúc gồm Tam Thế, Pháp Chủ và Quan Âm đều rất nguy nga, đồ sộ. Tuy mỗi điện thờ đều khác nhau, tuy nhiên chúng có một điểm chung là có những bức phù điêu trên đá do các nghệ nhân Hồi giáo Indonesia tạc từ đá núi lửa ở Indonesia. Mỗi bức phù điêu mang một ý nghĩa riêng về Phật giáo, mọi thứ đều được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ và công phu.

Đền Quan Âm là khu vực đầu tiên du khách sẽ bước vào sau khi đi qua cổng Tam Quan. Nơi đây lưu giữ tượng Quan Thế Âm Bồ tát bằng đồng nguyên khối, nặng 100 tấn do các nghệ nhân Việt Nam đúc và 8.500 bức phù điêu trên đá mô tả các câu chuyện về Đức Phật. 

Chùa Tam Chúc
Khung cảnh chùa Tam Chúc Hà Nam

Qua Miếu Quan Âm, du khách đến chùa Pháp Chủ gồm 2 tầng, mái cong, cao 31m, mặt sàn 3.000m². Chùa thờ tượng Phật Thích Ca bằng đồng nguyên khối do các nghệ nhân Việt Nam chế tác. Có 10.000 bức tranh phù điêu khắc họa cuộc đời của Đức Phật, từ khi Ngài ra đời, thành đạo, thuyết pháp và nhập niết bàn.

Đền Tam Thế được xem là công trình lớn nhất với chiều cao 39m, chiều rộng 5.400m². Chùa Tam Thế có sức chứa lên đến 5.000 tín đồ Phật giáo thực hiện nghi lễ cùng một lúc. Ba pho tượng Phật khổng lồ tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Mỗi chiếc làm từ đồng đen nặng 80 tấn và được trang trí một hình lá sen lớn dát vàng phía sau. Ngoài ra, còn có 12.000 bức tranh phù điêu bằng đá tinh xảo, mỗi bức đều chứa đựng một câu chuyện vô cùng nhân văn mô tả cuộc đời của Đức Phật.

– Tham quan chùa Ngọc (Ruby)

Sau khi đi qua ba khu chùa chính, du khách phải đi bộ một đoạn khá xa, leo 299 bậc để đến chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh ở độ cao 468m so với mực nước biển. Chùa Ngọc có chiều cao 15m, 3 tầng mái cong với diện tích 36m². Chùa được xây dựng bằng những phiến đá hoa cương đỏ do các nghệ nhân Ấn Độ giáo chế tác và chuyển về lắp đặt theo lối kiến ​​trúc cổ Việt Nam nhưng không có bê tông ngoại quan. Tháp thờ Phật A Di Đà nặng 4 tấn được làm bằng đá ruby.

Chùa Tam Chúc
Chùa Ngọc rất gần Chùa Tam Chúc

– Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc nằm trên mặt hồ Lục Nhạc, thờ hoàng hậu Dương Thị Nguyệt nhà Đinh, nơi đây còn lưu giữ dấu tích cổ từ thời nhà Đinh. Đình Tam Chúc nối với Đảo Cò cũng nằm trong lòng hồ bằng một cây cầu có hình zíc zắc bắt qua hồ Lục Ngạn.

Hàng năm, vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch, lễ hội chùa Tam Chúc được tổ chức để cầu cho quốc thái dân an. Lễ hội được tổ chức với nghi thức niệm Phật cầu phúc, nghi thức rung chuông, đánh trống, dâng hương, rước nước tại hồ Tam Chúc, rước nước về chùa Ngọc và tổ chức tiệc chay.

Những khách sạn/nhà nghỉ gần Chùa Tam Chúc

Để tham quan tour du lịch chùa Tam Chúc một cách trọn vẹn, bạn nên thuê nhà nghỉ hoặc khách sạn để qua đêm. Đặc biệt, còn có thể ngắm nhìn thêm vẻ đẹp về đêm của chùa Tam Chúc. Sau đây sẽ là một số khách sạn, nhà nghỉ phù hợp để bạn nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày tham quan:

– Vinpearl Condotel Phủ Lý

Nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, địa chỉ ở 60 đường Biên Hoà, phường Minh Khai, ngay trung tâm thành phố thành phố Phủ Lý. Bạn có thể ngắm nhìn sự nguy nga của thành phố Phủ Lý. Thiết kế vô cùng sang trọng, ấn tượng với gam màu trắng thời thượng, hiện đại, pha chút cổ điển, sang trọng. Tiêu chuẩn 5 sao với bể bơi, phòng gym, yoga. Đây là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn và gia đình.

Vinpearl Condotel Phủ Lý
Vinpearl Condotel Phủ Lý

– Khách sạn Mường Thanh Luxury tại tỉnh Hà Nam

Nằm ở khu đất phía Bắc Cầu Hồng Phú, phường Quang Trung, Phu Ly, Việt Nam. Cách chùa Tam Chúc 12,2km. Đây là một nơi sang trọng với view nhìn ra sông Đáy, nơi đây cung cấp chỗ nghỉ cùng hồ bơi ngoài trời.

Khách sạn Mường Thanh Luxury
Khách sạn Mường Thanh Luxury

Những nhà hàng ăn uống đặc sản gần chùa Tam Chúc

– Nhà hàng Tuyết Mai

Nhà hàng Tuyết Mai là một nhà ăn uống đặc sản gần chùa Tam Chúc được rất nhiều người yêu thích. Nhà hàng có không gian rộng rãi, ấm cúng và view cũng rất đẹp. Thực khách khi đến đây sẽ có cảm giác vô cùng thoải mái và dễ chịu khi tận hưởng những món ăn ngon.

Về đồ ăn thì nhà hàng Tuyết Mai chuyên phục vụ  các món về gà như: Gà hầm thuốc Bắc, gà rang khô, gà xào chua ngọt,..v..v Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn khác vô cùng hấp dẫn.

Chùa Tam Chúc
Nhà hàng Tuyết Mai gần chùa Tam Chúc
  • Địa chỉ: 135 Lê Hoàn, Lam Hạ, Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

– Nhà hàng Ngọc Sơn

Nhà hàng Ngọc Sơn là nhà hàng gần chùa Tam Chúc có vị trí khá đẹp, nằm ngay tại trung tâm của thành phố Phủ Lý. Không gian của quán được thiết kế theo hướng Tây Âu khá sang trọng, tinh tế với gam màu trắng được dùng làm chủ đạo. Món ăn tại đây được đại đa số khách hàng đánh giá là rất ngon, hương vị khá đậm đà. Ngoài ra, giá cả tại nhà hàng này cũng rất phải chăng. Các món chính tại quán là hải sản như: Cua, tôm, cá, gà,….

  • Địa chỉ: 255 Lý Thường Kiệt, p. Lê Hồng Phong, tp.Phủ Lý Hà Nam.

– Nhà hàng Lá Cọ 2

Nhà hàng Lá Cọ 2 là nhà hàng được thiết kế với phong cách rộng mở và khá sang trọng. Không gian quán nằm trong một không gian xanh vì được kết hợp giữa nghỉ dưỡng và nhà hàng. Chính vì vậy khách hàng khi đến đây vừa có thể ăn uống và nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh và thân thiện với môi trường.

Các món ăn ở Nhà hàng Lá Cọ 2 rất ngon và hấp dẫn do các đầu bếp chuyên nghiệp chế biến. Du khách đến đây không khỏi nức nở khen ngon, đó cũng chính là lý do du khách tấp nập ra vào nhà hàng Nhà hàng Lá Cọ 2 vào những ngày lễ.

Chùa Tam Chúc
Nhà hàng Lá Cọ 2 gần chùa Tam Chúc
  • Địa chỉ: Núi Cấm Sơn, Thị Sơn, T. Hà Nam.

– Nhà hàng nổi Hồng Phú

Nhà hàng Hồng Phú là nhà hàng nổi tiếng có thiết kế rất độc đáo, được nằm ngay trên con sông Đáy. Thực khách đến đây sẽ được trải nghiệm view ăn uống vô cùng mới lạ và hấp dẫn, có thể nói xung quanh dường như nhà hàng này là có không gian ăn uống đặc biệt nhất. Thực khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm những món ăn ngon, vừa có thể hòa mình vào cảnh sắc của con sông Đáy.

Nhà hàng nổi tiếng với các món ăn ngon như, gà đông tảo, gà nướng muối ớt và đặc biệt là gà ri hấp lá tam… Ngoài ra, còn có rất nhiều món ăn ngon khác khiến bạn không thể cưỡng lại được. Mức giá đồ ăn tại đây cũng khá là phải chăng và không quá đắt, đáp ứng được nhu cầu ăn uống của thực khách và du khách một cách tốt nhất.

  • Địa chỉ: Tổ 1, Quang Trung, thành phố Phủ Lý, T. Hà Nam.

– Nhà hàng Tân Sơn

Nhà hàng Tân Sơn là một nhà hàng nổi tiếng gần chùa Tam Chúc được rất nhiều người ghé thăm vào mỗi dịp lễ. Không gian nhà hàng được thiết kế khá ấn tượng, thực khách sẽ được thưởng thức thức ăn trong trong sự trang nhã và ấm cúng của nhà hàng.

Các món ăn chính làm nên thương hiệu Tân Sơn có thể kể đến như: BaBa, dê, bò, cá lăng, tôm hùm,… Với hương vị đồ ăn đậm đà, thơm ngon được chế biến bởi những đầu bếp tài ba chắc chắn sẽ khiến bạn không thể nào quên.

  • Địa chỉ: 118 Lý Thường Kiệt, Phù Vân, Phủ Lý Hà Nam.

– Quán Xôi cô Sen

Quán xôi cô Sen là một nhà hàng ăn uống gần chùa Tam Chúc được rất nhiều du khách và thực khách ghé thăm hàng năm. Có thể nói, nhắc đến xôi ngon thì không thể không thể không nhắc đến nhà hàng này.

Các món ăn tại đây khá bình dân nhưng lại được chế biến cực kỳ ngon, ngoài ra ở đây cũng có rất nhiều loại xôi như: Xôi ruốc, Xôi thịt chiên, Xôi dừa, Xôi trứng kiến,… Không chỉ đặc biệt về xôi, quán còn có nước sốt ăn kèm với xôi vô cùng đậm đà và đặc biệt.

  • Địa chỉ: 128 Lê Công Thành, Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

– Quán ăn Cây Khế

Quán ăn Cây khế là một địa điểm ăn lý tưởng đối với những ai yêu thích món thịt Dê. Hương vị tại quán được đánh giá là rất đặc biệt và đậm vị mà khó có địa điểm nào có thể sánh bằng. Ngoài món dê, quán còn có rất nhiều món ăn ngon khác mà bạn không nên bỏ lỡ.

Nhân viên tại quán rất tận tình và chu đáo, luôn đáp ứng yêu cầu của khách một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra không gian quán cũng rất sạch sẽ và dễ chịu.

  • Địa chỉ: 250 Lê Công Thành, Trần Hưng Đạo, Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Như vậy trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc cần thiết nhất mà bạn không nên bỏ qua, đặc biệt đối với những bạn sắp tới có dự định ghé chùa thì hãy tham khảo ngay nhé!

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *