Cẩm nang khám phá Hội quán Phúc Kiến Hội An – Update mới nhất 2023

Những hành trình, chuyến đi đến các địa điểm du lịch, điểm đến văn hóa, tâm linh sẽ làm giàu thêm vốn kiến thức và hiểu biết của bạn. Tại Hội An, có một địa điểm rất linh thiêng, gây ấn tượng với nét kiến trúc Trung Hoa độc đáo, được người dân tôn thờ mà những ai yêu thích văn hóa, lịch sử chắc chắn không thể bỏ lỡ trong hành trình về với phố Hội. Đó chính là Hội quán Phúc Kiến Hội An. Hãy cùng Motorbike.vn khám phá tất tần tật Hội quán Phúc Kiến ngay sau đây!

Hội quán Phúc Kiến Hội An ở đâu?

Hội quán Phúc Kiến là một trong những điểm du lịch nổi tiếng với nét kiến trúc đặc trưng của xứ Trung Hoa mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến với phố Hội.

Hội quán Phúc Kiến tọa lạc ngay tại trung tâm phố cổ, có địa chỉ tại số 46 đường Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh sâu sắc, mang đến sự thư thái, bình an trong tâm hồn cho mỗi du khách khi đặt chân đến tham quan, thưởng lãm.

  • Hội quán Phúc Kiến mở cửa đón khách từ 7h00 – 17h00 hàng ngày.
  • Giá vé tham quan Hội quán Phúc Kiến: Đối với du khách là người Việt Nam: 80.000 đồng/vé/người và Du khách người nước ngoài: 150.000 đồng/vé/người.

Giới thiệu chung Hội quán Phúc Kiến Hội An

+ Tìm hiểu lịch sử của Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến được xây dựng vào năm 1697. Đây vốn là địa chỉ hội họp của người Phúc Kiến (Trung Hoa) thời ấy, đồng thời là nơi và thờ thần sông, nước. Công trình nguyên bản làm từ vật liệu gỗ.

Hội quán Phúc Kiến tọa lạc ngay trung tâm phố Hội
Hội quán Phúc Kiến tọa lạc ngay trung tâm phố Hội

Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa với sự hỗ trợ và đóng góp của đồng bào Hoa Kiều, Hội quán Phúc Kiến ngày một khang trang, to đẹp và tinh xảo hơn, hòa cùng với kiến trúc cổ kính của đô thị cổ Hội An, tạo nên nét đẹp trầm mặc vô cùng độc đáo, ấn tượng.

+ Hội quán Phúc Kiến thờ ai?

Tương truyền, tiền thân Hội quán Phúc Kiến vốn là một gian miếu nhỏ thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (Bà Chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương được bình an, thuận buồm xuôi gió).

Hội quán Phúc Kiến thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu
Hội quán Phúc Kiến thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu

Về sau, ngoài là địa chỉ tâm linh, văn hóa, Hội quán còn trở thành nơi hội họp đồng hương của người Phúc Kiến – những người có mặt tại Hội An sớm nhất lúc bấy giờ.

+ Nét kiến trúc độc đáo của Hội quán Phúc Kiến Hội An

Hội quán Phúc Kiến nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo theo kiểu chữ Tam, mang đặc trưng kiến trúc của Trung Hoa. Đặc biệt, công trình này có chiều sâu lên tới 120 mét. Hãy cùng Motorbike.vn tìm hiểu kiến trúc đặc biệt của Hội quán Phúc Kiến.

  • Khuôn viên Hội quán Phúc Kiến

Ngay khi vừa đặt chân đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh khuôn viên chùa Phúc Kiến.

Khuôn viên rộng lớn này được sắp xếp theo thứ tự: Đầu tiên là cổng, đến sân trước, hồ nước, cây cảnh, sau đó là dãy nhà nằm ở hai phía Đông – Tây, đi vào chính điện, cuối cùng là khu vực sân sau và hậu điện.

Khuôn viên Hội quán Phúc Kiến
Khuôn viên Hội quán Phúc Kiến

Bước vào khuôn viên của Hội quán Phúc Kiến, bạn sẽ ấn tượng mạnh với bức tượng Cá chép hóa rồng được tạo tác kỳ công, tinh xảo qua bàn tay của các nghệ nhân.

Bên cạnh đó, khuôn viên Hội quán còn được phủ xanh một màu vô cùng mát mắt bởi rất nhiều cây cảnh, cùng với đó là hai hồ cá hình chữ nhật, một hồ cá hình tròn… tạo nên không gian cổ kính, thanh bình, tĩnh lặng.

  • Chính điện Hội quán Phúc Kiến

Đi qua khỏi khuôn viên của Hội quán, du khách sẽ chính thức được chiêm ngưỡng chính điện – nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Thiên hậu Thánh Mẫu, 3 bà chúa sanh thái, 12 bà mụ và Thần Tài.

Bên phải của chính điện thờ hai vị thần được ngư dân coi trọng vì có công phụ tá Thiên hậu Thánh Mẫu cứu giúp người gặp nạn – Là thần Thuận Phong Nhĩ và thần Thiên Lý Nhãn.

Hội quán Phúc Kiến thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu
Hội quán Phúc Kiến có chính điện là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Thiên hậu Thánh Mẫu, 3 bà chúa sanh thái, 12 bà mụ và Thần Tài.

Bên trong chính điện còn trưng bày mô hình thuyền mô phỏng lại con thuyền năm 1875 của thương nhân gặp nạn. Hai bên của con thuyền là đôi mắt to để thấy rõ tai nạn trên biển.

Đi Hội quán Phúc Kiến Hội An thời điểm nào hợp lý nhất?

Là một địa chỉ du lịch tâm linh trong nhà nên du khách hoàn toàn có thể tham quan Hội quán Phúc Kiến vào bất kể mùa nào trong năm, cả mùa mưa lẫn mùa khô đều được.

Tuy nhiên, nếu muốn kết hợp vi vu những địa điểm du lịch khác gần Hội quán Phúc Kiến tại Hội An, thời điểm lý tưởng nhất chính là mùa khô ở Quảng Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 9.

Lúc này tiết trời khô ráo, nắng nhiều, kèm theo đó là những cơn gió mang hơi mát từ biển và sông thổi vào đất liền, cực kỳ dễ chịu, thích hợp để du khách vui chơi, di chuyển ngoài trời.

Bạn nên đi Hội quán Phúc Kiến vào mùa hè để có thể kết hợp tham qua nhiều địa điểm
Bạn nên đi Hội quán Phúc Kiến vào mùa hè để có thể kết hợp tham qua nhiều địa điểm

Bạn cũng có thể chọn ghé thăm Hội quán Phúc Kiến vào dịp đầu Xuân năm mới để cầu mong bình an, may mắn, sức khỏe cho gia đình, người thân. Đặc biệt, ngày 16/2 và ngày 23/2 Âm lịch hằng năm là hai ngày Hội quán Phúc Kiến tổ chức lễ hội lớn.

Khám phá Hội quán Phúc Kiến Hội An từ A – Z

Trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, “bãi bể nương dâu” của thời cuộc, Hội quán Phúc Kiến vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp trong kiến trúc cùng với giá trị văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc biệt.

Không còn đơn thuần là địa chỉ hội họp của cộng đồng người Hoa tại Hội An, nơi thời cúng các vị thần mà ngày nay, nơi đây còn trở thành địa danh du lịch nổi tiếng gần xa. Đến Hội quán Phúc Kiến, bạn không thể bỏ lỡ điều gì? Motorbike.vn sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.

Thăm Cổng Tam Quan

Điều nên làm trước tiên khi đặt chân đến Hội quán Phúc Kiến chính là thăm Cổng Tam Quan. Cổng Tam Quan có phần mái ngói âm dương cong vút, với điểm nhấn là hình rồng uống lượn bên trên. Cổng xây dựng hoàn toàn bằng gạch và được trùng tu mới nhất vào năm 1975.

 

Hội quán tọa lạc ngay trung tâm phố cổ
Hội quán tọa lạc ngay trung tâm phố cổ

Phía trước cổng đề biển “Hội quán Phúc Kiến” và “Kim Sơn Tự” bằng chữ Hán. Đúng như tên gọi, Cổng Tam Quan gồm có 3 cổng mang ý nghĩa biểu tượng: Thiên – Địa – Nhân, với một cổng chính giữa chỉ mở vào những ngày lễ lớn và hai cổng phụ mở cửa hằng ngày (Nam tả – Nữ hữu).

Cá chép vượt Vũ Môn

Qua khỏi Cổng Tam Quan, bạn sẽ bắt gặp bức tượng Cá chép hóa rồng hay còn gọi là Cá chép vượt Vũ Môn nằm ngay phía sau.

Tượng Cá chép vượt Vũ Môn tượng trưng cho sự bình an, may mắn, tài lộc, là biểu tượng cho hòa bình và sự phát triển thịnh vượng. Bức tượng này được chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo từ khối đá tự nhiên.

Chiêm ngưỡng tượng Long – Lân – Quy – Phụng

Ngoài tượng Cá chép hóa rồng, Hội quán Phúc Kiến Hội An còn thu hút du khách đến chiêm ngưỡng 4 bức tượng Long – Lân – Quy – Phụng.

Theo quan niệm dân gian, đây chính là 4 linh vật tượng trưng cho sức mạnh của đất, nước, lửa và gió. Mỗi linh vật mang một ý nghĩa rất riêng: Long là uy quyền; Lân tượng trưng cho may mắn; Quy là bất diện và Phượng biểu tượng cho vũ trụ, bầu trời.

Ngắm các vòng nhang lớn bên trong

Một nét đặc trưng của Hội quán Phúc Kiến khiến nơi đây trở nên khác biệt so với rất nhiều ngôi chùa truyền thống khác ở Việt Nam đó là Hội quán có các vòng nhang lớn bên trong, các vòng nhang này được thắp cháy liên trục trong 30 ngày.

Hội quán có các vòng nhang lớn bên trong
Hội quán có các vòng nhang lớn bên trong

Đây là truyền thống của người Hoa, nhằm gửi gắm nguyện cầu về sức khỏe, may mắn, tài lộc của người thắp bằng một tờ giấy đặt trong mỗi vòng nhang.

Bộ bàn đá

Đến chùa Phúc Kiến, đừng quên ngắm nhìn trực tiếp bộ bàn đá đặc biệt, vốn xưa kia được sử dụng là nơi ngồi hội họp, chuyện trò của người Phúc Kiến. Đây là bộ bàn đá được chế tác nên hoàn toàn từ khối đá tự nhiên, có màu xanh ngọc vô cùng đẹp mắt.

Chính điện

Chính điện của Hội quán Phúc Kiến Hội An thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Thiên hậu Thánh Mẫu. Thiên hậu Thánh Mẫu là vị thánh rất được coi trọng trong tín ngưỡng của người Hoa.

Chính điện của Hội quán Phúc Kiến Hội An thờ Thiên hậu Thánh Mẫu
Chính điện của Hội quán Phúc Kiến thờ Thiên hậu Thánh Mẫu

Họ tin rằng bà là vị thần che chở, phù hộ cho các ngư dân ra khơi được thuận buồm xuôi gió, thuyền về đầy ắp cá tôm, thương nhân đi biển cũng buôn bán thuận lợi, gặp bình an, may mắn.

Ngoài ra, khu vực chính điện cũng thờ nhiều vị thần khác như Thần Tài, 3 bà chúa sanh thai và 12 bà mụ.

Hậu Tẩm

Hậu Tẩm của Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ 6 vị tướng: Chu Vương, Khâm Vương, Hoàng Vương, Thuấn Vương, Trương Vương và Thập Tam Vương. Đây là nơi người dân thập phương và ngư dân địa phương tìm đến để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an vào mỗi dịp 16/2 Âm lịch hằng năm.

3 bà chúa sanh thai và 12 bà mụ

Khu vực thờ 3 bà chúa sanh thai và 12 bà mụ – những vị thần khai sinh, chăm sóc và bảo vệ cho những đứa trẻ nằm ở phía bên phải của chính điện Hội quán Phúc Kiến.

Địa điểm gần Hội quán Phúc Kiến Hội An có thể kết hợp tham quan

Sau khi tham quan Hội quán Phúc Kiến, để chuyến đi của bạn thêm phần thú vị và trọn vẹn, hãy kết hợp ghé thăm một số địa điểm khá gần đó khác. Chỉ cách Hội quán Phúc Kiến khoảng 10 – 15 phút đi bộ là nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng mà Dulichsontra.com sẽ “mách” bạn ngay dưới đây.

1. Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, phố cổ Hội An. Đây là địa điểm “check-in” quốc dân mà mọi du khách đi du lịch Hội An đều không thể bỏ qua.

Chùa Cầu ở Hội An được xây dựng vào thế kỷ XVII do các thương nhân Nhật Bản quyên góp tiền làm nên, có kiến trúc tựa như thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật, với ý nghĩa cầu mong sự bình an, phát triển hưng thịnh cho vùng đất này.

Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An

Mang kiến trúc in dậm dấu ấn phong cách Nhật Bản nên Chùa Cầu còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều (Cầu đón khách phương xa).

2. Hội quán Triều Châu

Ngoài Hội quán Phúc Kiến Hội An, một địa chỉ du lịch văn hóa, tâm linh nổi tiếng tại phố cổ mà du khách có thể kết hợp tìm hiểu là Hội quán Triều Châu.

Hội quán Triều Châu cũng được xây dựng từ năm 1845 – thời điểm một bộ phận người Hoa di dân sang Việt Nam với mục đích ban đầu để làm nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các Hoa kiều đến từ Triều Châu.

Đến nay, công trình có tuổi đời hơn 170 năm, trải qua bao thăm trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ vẹn nguyên nét kiến trúc Trung Hoa độc đáo với những họa tiết bằng gỗ vô vùng tinh xảo, tuyệt đẹp.

3. Nhà cổ Phùng Hưng

Nhà cổ Phùng Hưng xây dựng từ năm 1780, thời điểm thương cảng Hội An đang trong thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất.

Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ Phùng Hưng

Chính vì thế, nhà cổ Phùng Hưng có diện mạo vô cùng bề thế với lối kiến trúc đặc biệt, cầu kỳ, tinh xảo. Trải qua hơn 240 năm được phố Hội “ôm ấp”, ngày nay nhà cổ Phùng Hưng trở thành địa điểm tham quan cực “hot”, thu hút cả du khách trong và ngoài nước.

4. Chợ Hội An

Khác với một phố Hội trầm mặc, cổ kính, chợ Hội An mang màu sắc hiện đại, trẻ trung hơn nhờ không khí mua bán, giao thương nhộn nhịp mỗi ngày.

Dạo chợ là một cách tìm hiểu nếp sống, văn hóa của một địa phương
Dạo chợ là một cách tìm hiểu nếp sống, văn hóa của một địa phương

Đến chợ Hội An, bạn sẽ “lạc” trong thiên đường các món ngon địa phương và thỏa thích tìm kiếm cho mình những sản vật độc đáo, những món quà lưu niệm đáng yêu mua về làm quà cho bạn bè, người thân sau chuyến du lịch phố cổ.

5. Bảo tàng Văn hóa dân gian Hội An

Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An là nơi lưu giữ rất nhiều hiện vật mang giá trị truyền thống và giáo dục đặc sắc tại Hội An. Nếu bạn là một người yêu văn hóa, muốn khám phá tìm hiểu nét đẹp truyền thống củai Hội An thì đây chính là địa điểm lý tưởng dành cho bạn.

Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An
Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An

Cần lưu ý gì khi tham quan Hội quán Phúc Kiến Hội An?

  • Hội quán Phúc Kiến là địa điểm du lịch tín ngưỡng, tôn giáo linh thiêng, do đó, du khách cần ăn mặc lịch sự, kín đáo khi đến đây. Với nữ giới: nên mặc áo dài hoặc quần âu, quần dài phối cùng áo sơmi, áo phông. Nếu muốn kết hợp ghé thăm chùa trong chuyến dạo chơi phố Hội, bạn vẫn có mặc váy dài, kín đáo. Với nam giới: trang phục quần dài với áo sơmi là lựa chọn hoàn hảo.
  • Đến Hội quán Phúc Kiến, hãy lưu ý giữ tác phong lịch sự, đi nhẹ – nói khẽ – cười duyên, không nói chuyện hoặc cười đùa to tiếng. Nếu được, hãy tắt chuông điện thoại để đảm bảo tính trang nghiêm trong không gian tâm linh này.
Du khách vào tham quan Hội quán nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự
Du khách vào tham quan Hội quán nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự
  • Không nên chỉ tay vào các đồ vật, các bức tượng bên trong chùa bởi đây là một hành động khiếm nhã. Hãy sử dụng tay phải, với lòng bàn tay hướng lên trên, hướng vào những đồ vật mà bạn muốn biểu thị.
  • Không ăn uống trong Hội quán Phúc Kiến để đảm bảo sự ngăn nắp và sạch sẽ của chốn linh thiêng.
  • Vào ngày rằm hay các dịp lễ, Tết, chùa Phúc Kiến thường tập trung rất đông du khách đến tham quan, cầu nguyện. Do đó, hãy giữ gìn tư trang cẩn thận trước khi hòa vào dòng người đổ về đây.

>>> Tham khảo: Top 14 địa điểm thuê xe máy Đà Nẵng xe mới 100%, giao tận nơi

Hội quán Phúc Kiến Hội An với vẻ đẹp kiến trúc, văn hóa tín ngưỡng độc đáo chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng và tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn khi dừng chân tham quan, tìm hiểu. Không những vậy, sức hút đến từ những câu chuyện lịch sử lưu truyền qua bao đời càng khiến nơi đây trở thành địa điểm du lịch tâm linh đáng được mong chờ nhất khi đến với phố Hội.

Ngân Hà – Theo Motorbike.vn

 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *