Những thông tin về biển báo giao thông đường bộ người dân cần nắm rõ

Biển báo giao thông đường bộ rất dễ bắt gặp trên các nẻo đường từ thành phố cho đến nông thôn, từ nội thành ra đến ngoại thành. Biển báo giao thông được gắn nhằm nhiều mục địch, trong đó mục đích chính là để thông báo, hướng dẫn người dân tham gia giao thông đúng quy định. Để tránh những vi phạm không đáng có, motorbike.vn xin giới thiệu đến bạn các thông tin về biển báo giao thông.

Biển báo giao thông đường bộ và những thông tin người dân nên nắm rõ
Biển báo giao thông và những thông tin người dân nên nắm rõ

Nội dung bài viết

Quy định pháp luật về biển báo giao thông đường bộ

Biển báo giao thông đường bộ là gì?

Biển báo giao thông đường bộ là các biển hiệu được đặt trên đường nhằm hướng dẫn cho người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông theo đúng quy định của pháp luật, điều hướng phương tiện, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Theo quy định của pháp luật, biển báo phải tuân thủ các quy chuẩn như hình dạng, kích thước, màu sắc,… 

Biển báo giao thông đường bộ dùng để làm gì?

Bên cạnh cảnh sát giao thông, đèn tín hiệu giao thông,… thì biển báo giao thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định hệ thống giao thông đường bộ. Những tác dụng có thể kể đến đó là:

  • Biển báo giao thông hướng dẫn người tham gia giao thông đi đúng luật
  • Tuân thủ các biển báo giao thông sẽ tạo ra quy tắc và hệ thống giao thông đồng nhất
  • Biển báo giúp việc điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông được thuận lợi
  • Biển báo sẽ đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông
Người dân nên nắm rõ các biển báo giao thông đường bộ để tránh vi phạm
Người dân nên nắm rõ các loại biển báo để tránh vi phạm

Các loại biển báo giao thông đường bộ

Hiện nay, ở Việt Nam có gần 200 biển báo giao thông các loại, được đánh số, phân loại.. Theo đó, biển báo giao thông được phân loại thành 5 nhóm biển chính:

  • Biển báo cấm
  • Biển báo nguy hiểm
  • Biển hiệu lệnh
  • Biển chỉ dẫn
  • Biển báo phụ

Ngoài ra, khi tham gia giao thông người dân cũng cần để ý đến vạch kẻ đường và biển báo trên đường cao tốc.

Sau đây, motorbike.vn sẽ giới thiệu đến bạn các loại biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam.

Biển giao thông đường bộ – loại biển báo cấm

+ Biển báo cấm là gì

Biển báo cấm là nhóm biển hiển thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Nếu vi phạm người tham gia giao thông sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

+ Đặc điểm nhận biết biển báo cấm

Biển báo cấm thường là hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen phía bên trong thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

+ Ý nghĩa của các biển báo cấm

Việc đặt những biển báo cấm tại vị trí hợp lý góp phần đáng kể vào việc nâng cao tính trật tự, an toàn khi tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông. Hiện tại theo quy định của pháp luật, biển cấm có những loại biển sau:

Biển báo cấm một trong những loại biển báo giao thông đường bộ phổ biến
Biển báo cấm một trong những loại biển báo giao thông đường bộ phổ biến

Nội dung biển cấm khi tham gia giao thông thường khá dễ đọc. Nếu phần đường, làn đường cấm phương tiện nào lưu thông thì nội dung hình vẽ bên trong biển sẽ là biểu tượng của phương tiện đó.

Hoặc nếu phần đường phía trước cấm các phương tiện thực hiện hoạt động gì ví dụ như rẽ phải, rẽ trái, quay đầu,… thì phần nội dung trong biển sẽ để hình mũi tên chỉ phương hướng cấm. Tuy nhiên, có một số biển cấm motorbike.vn giới thiệu để các bạn đặc biệt lưu ý vì mức xử phạt vi phạm khá cao.

  • P.113: Biển báo cấm xe thô sơ do người kéo, đẩy.
  • P.114: Biển báo cấm xe kéo bằng súc vật hoặc chở hàng trên lưng.
  • P.115: Biển báo cấm xe chở hàng quá trọng lượng cho phép.
  • P116: Biển báo cấm xe chở hàng quá trọng lượng cho phép trên mỗi trục bất kỳ của xe.
  • P.119: Biển báo cấm xe có chiều dọc vượt quá số chiều dài cho phép lưu thông.
  • P.122: Biển báo yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông dừng lại.
  • P.124a: Biển báo các phương tiện không được quay xe, nhưng được phép rẽ trái.
  • P.124b: Biển báo cấm xe ô tô quay đầu, nhưng được phép rẽ trái.
  • P.125: Biển báo cấm các loại xe cơ giới vượt nhau.
  • P.126: Biển báo cấm xe ô tô tải vượt.
  • P.129: Biển báo các phương tiện phải dừng lại để kiểm tra tải trọng.
  • P.130: Biển báo cấm các phương tiện được dừng, đỗ xe ở phần đường cắm biển.
  • P.133: Biển báo hết làn đường cấm vượt.
  • P.136: Biển báo các phương tiện không được phép đi thẳng.

+ Mức xử phạt khi vi phạm biển cấm

Mức xử phạt khi người tham gia giao thông vi phạm tín hiệu biển cấm tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm sẽ có mức phạt cụ thể. Tuy nhiên, khi vi phạm biển cấm mức xử phạt tương đối cao.

Mức xử phạt khi vi phạm biển cấm
Mức xử phạt khi vi phạm biển cấm
  1. Đối với xe máy, xe thô sơ mức phạt sẽ khoảng 400.000- 1.000.000 đồng.
  2. Đối với xe ô tô mức phạt sẽ khoảng 2.000.000-6.000.000 đồng.

Biển giao thông đường bộ – loại biển báo nguy hiểm

+ Biển báo nguy hiểm là gì

Biển báo nguy hiểm là biển hiệu dùng để cảnh báo cho người tham gia giao thông biết trước các sự nguy hiểm hoặc điều cần chú ý ở phần đường phía trước để có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn.

Khi gặp biển báo nguy hiểm, người điều khiển phương tiện cần giảm tốc độ, chú ý quan sát và chuẩn bị phương án xử lý những tình huống có thể xảy ra.

+ Đặc điểm nhận diện biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm thường là biển hiệu có hình tam giác vàng, viền ngoài màu đỏ, nội dung được thể hiện bằng màu đen.

>>> Xem thêm: Tổng hợp tất tần tật kinh nghiệm du lịch Hà Nội mới nhất

+ Nội dung của một số biển báo nguy hiểm

Hiện nay trong hệ thống luật giao thông đường bộ có tất cả 46 loại biển báo nguy hiểm được đánh số từ 201 đến 246. Cụ thể:

Biển báo nguy hiểm cảnh báo cho người điều khiển phương tiện làm chủ những tình huống khẩn cấp
Biển báo nguy hiểm cảnh báo cho người điều khiển phương tiện làm chủ những tình huống khẩn cấp

Nhiều khi người dân đi trên đường ít để ý đến biển báo nguy hiểm nên còn khá mơ hồ về nội dung của các biển báo. Tuy nhiên, biển báo nguy hiểm có ý nghĩa rất quan trọng để cảnh báo cho người tham gia giao thông lường trước nguy hiểm phía trước. Motorbike.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc nội dung của một số biển báo nguy hiểm

  • W.201a: Biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên trái.
  • W.201b: Biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên phải.
  • W.202a: Biển báo nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp, điểm ngoặt đầu tiên phía bên trái.
  • W.202b: Biển báo nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp, điểm ngoặt đầu tiên phía bên phải.
  • W.203a: Biển báo phía trước có một đoạn đường bị thu hẹp đột ngột cả hai bên.
  • W.205 a,b,c,d,e: Biển báo sắp đến đoạn giao nhau của các tuyến đường cùng cấp (không có tuyến đường nào được ưu tiên)
  • W.207 a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l: Biển báo đặt trên đường ưu tiên để báo phía trước sắp giao nhau với đường không ưu tiên.
  • W.208: Biển báo đặt trên đường không ưu tiên để báo phía trước sắp giao nhau với đường ưu tiên.
  • W.211a: Biển báo phía trước sắp đến điểm giao nhau giữa đường sắt và đường bộ không có rào chắn.
  • W.211b: Biển báo phía trước có điểm giao nhau giữa đường bộ với đường tàu điện.
  • W.212: Biển báo phía trước có cầu hẹp có chiều rộng cho phần xe chạy nhỏ hơn hoặc bằng 4,5m.
  • W.218: Biển báo phía trước có cổng đường hầm, cổng thành, cầu vượt đường bộ dáng cầu vòm,…
  • W.219: Biển báo phía trước có đoạn đường dốc xuống.

Biển giao thông đường bộ – loại biển hiệu lệnh

+ Biến hiệu lệnh là gì

Biển hiệu lệnh là biển mà khi nhìn thấy biển này, người tham gia giao thông phải tuân thủ theo hiệu lệnh như: đi thẳng, chạy chậm,…

Trái ngược lại với biển báo cấm. Nếu biển báo cấm không cho phép người tham gia giao thông thực hiện hành vi, thì biển báo hiệu lại yêu cầu người tham giao giao thông thực hiện theo hiệu lệnh của biển đó.

Biển hiệu lệnh quy định về việc sử dụng làn đường khi tham gia giao thông
Biển hiệu lệnh quy định về việc sử dụng làn đường khi tham gia giao thông

+ Đặc điểm nhận biết biển hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, không viền, nền màu xanh, các ký tự số và chữ, hình vẽ trong biển báo có màu trắng (trừ biền số 307)

+ Ý nghĩa của biển hiệu lệnh

Biển hiểu lệnh là biển báo với mục đích báo hiệu cho người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành. Biển báo hiệu lệnh giao thông được chia nhỏ thành nhiều loại biển báo hiệu lệnh khác nhau như:

Biển hiệu lệnh và những thông tin cần biết
Biển hiệu lệnh và những thông tin cần biết
  • R.301a: Biển báo các phương tiện chỉ được đi hướng thẳng
  • R.301b: Biển báo các phương tiện chỉ được đi hướng sang bên phải
  • R.301c: Biển báo các phương tiện chỉ được đi hướng sang bên trái
  • R.301d: Biển báo các phương tiện chỉ được rẽ phải.
  • R.301i: Biển báo các phương tiện chỉ được rẽ phải hoặc rẽ trái.
  • R.302a: Biển báo xe cơ giới và thô sơ đi sang phải để vòng qua chướng ngại vật.
  • R.302b: Biển báo xe cơ giới và thô sơ đi sang phải để vòng qua chướng ngại vật.
  • R.303: Biển báo các phương tiện chạy theo vòng xuyên ở nơi giao nhau
  • R.304: Biển báo đường dành riêng cho xe thô sơ và người đi bộ. Các loại xe thô sơ và người đi bộ phải dùng làn đường này và cấm các loại phương tiện khác.
  • R.308a: Biển báo phía trước có cầu vượt, các phương tiện có thể đi thẳng hoặc rẽ trái. 
  • R.308b: Biển báo phía trước có cầu vượt cắt qua. Các phương tiện được phép đi thẳng hoặc rẽ phải theo biển chỉ dẫn.
  • R.309: Biển báo yêu cầu các phương tiện ấn còi khi qua vị trí cắm biển.
  • R.310a: Biển báo các loại xe chở hàng nguy hiểm phải rẽ trái. 
  • R.310b: Biển báo các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi thẳng.
  • R.310c: Biển báo các loại xe chở hàng nguy hiểm phải rẽ phải.

Biển giao thông đường bộ – loại biển chỉ dẫn

+ Biển chỉ dẫn là gì?

Biển chỉ dẫn là loại biển để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm cung cấp thông tin giúp người tham gia giao thông trên đường 1 cách thuận lợi, đảm bảo an toàn

+ Đặc điểm nhận biết biển chỉ dẫn

Khác với biện hiệu lệnh, biển chỉ dẫn sẽ không có hình tròn mà sẽ là các hình có góc cạnh như hình vuông, chữ nhật, hình thoi.

+ Ý nghĩa của biển chỉ dẫn

Đây là nhóm biển có nhiều biển nhất gồm 47 biển đánh số thứ tự từ 401 đến 447.

Nhóm biển chỉ dẫn có nhiều biển nhất mà người điều khiển phương tiện cần lưu ý
Nhóm biển chỉ dẫn có nhiều biển nhất mà người điều khiển phương tiện cần lưu ý
  • I.401: Biển báo phần đường ưu tiên.
  • I.402: Biển báo hết phần đường ưu tiên.
  • I.403a: Biển báo làn đường dành cho ô tô.
  • I.403b: Biển báo làn đường dành cho xe ô tô và xe máy.
  • I.404a: Biển báo hết làn đường dành cho ô tô.
  • I.404b: Biển báo hết làn đường dành cho ô tô, xe máy.
  • I.405: Biển báo ngõ cụt.
  • I.406: Biển báo ưu tiên phương tiện đi ngược chiều
  • I.407a,b,c: Biển báo phần đường một chiều
  • I.408: Biển báo nơi xe dừng đỗ
  • I.409: Biển báo phương tiện được phép quay đầu.
Biển chỉ dẫn thường có góc cạnh như hình vuông, hình chữ nhật
Biển chỉ dẫn thường có góc cạnh như hình vuông, hình chữ nhật

>>> Xem thêm: Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm– Hình ảnh đặc trưng của thủ đô

  • I.410: Biển báo khu vực cho phương tiện quay xe
  • I.411: Biển báo chỉ dẫn hướng đi trên làn đường.
  • I.412a: Biến báo làn đường dành cho xe khách (buýt, taxi)
  • I.412b: Biển báo làn đường dành cho ô tô con.
  • I.412c: Biển báo làn đường dành cho ô tô tải.
  • I.412d: Biển báo làn đường dành cho xe mô tô.
  • I.413a, b,c: Biển báo làn đường dành cho ô tô khách
  • I.418: Biển báo lỗi đi đoạn cấm rẽ.
  • I.419 Biển báo địa phận.
  • I.420: Biển báo đi vào khu dân cư.
  • I.421: Biển báo ra khỏi khu dân cư.

Biển giao thông đường bộ – loại biển báo phụ

+ Biển báo phụ là gì

Biển báo phụ là một trong sáu loại biển trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam. Biển báo phụ thường được đặt kết hợp với biển báo chính nhằm bổ sung ý nghĩa cho biển báo chính, cung cấp thêm thông tin để người điều khiển phương tiện giao thông hiểu được hết nội dung của biển báo.

Biển báo phụ trên đường phố
Biển báo phụ trên đường phố

+ Đặc điểm nhận biết biển báo phụ

Biển báo phụ có hình chữ nhật, nền trắng, ký hiệu thể hiện nội dung sẽ có màu đen hoặc đỏ. Biển báo phụ thường được treo phía dưới biển báo chính: Biển báo tròn màu đỏ (Biển cấm) hoặc Biển báo tam giác nền vàng (Biển báo nguy hiểm).

+ Ý nghĩa của các biển báo phụ

Biển báo phụ nhằm bổ sung thông nội dung cho biển báo chính để người điều khiển phương tiện nắm được toàn bộ nội dung của biển báo chính. Cụ thể:

Biển báo phụ bổ sung thông tin cho biển báo chính
Biển báo phụ bổ sung thông tin cho biển báo chính
  • S.501: Biển báo chiều dài đoạn đường nguy hiểm hoặc hiệu lệnh hoặc hạn chế hoặc cấm
  • S.502: Biển báo hiệu khoảng cách chính xác từ điểm đặt biến báo phụ đến đối tượng được báo hiệu.
  • S.503a: Biển báo đặt dưới các biển báo cấm nhằm thông báo cho người tham gia giao thông hướng mà biển báo có hiệu lực là hướng bên phải.
  • S.503b: Biển báo đặt dưới các biển báo cấm nhằm thông báo cho người tham gia giao thông biển báo có hiệu lực cả 2 hướng trái và phải.
  • S.503c: Biển báo đặt dưới các biển báo cấm nhằm thông báo cho người tham gia giao thông hướng mà biển báo có hiệu lực là hướng bên trái.
  • S.503d: Biển báo đặt dưới các biển báo cấm nhằm thông báo cho người tham gia giao thông hướng mà biển báo có hiệu lực là hướng song song, ngược với hướng di chuyển của phương tiện.
  • S.503e: Biển báo đặt dưới các biển báo cấm nhằm thông báo cho người tham gia giao thông hướng mà biển báo có hiệu lực là cả 2 hướng xuôi và ngược theo hướng di chuyển của phương tiện.
  • S.503f: Biển báo đặt dưới các biển báo cấm nhằm thông báo cho người tham gia giao thông hướng mà biển báo có hiệu lực là hướng di chuyển của phương tiện.
  • S.504: Biển báo đặt trên làn đường để chỉ làn đường chịu hiệu lực của biển báo hoặc đèn tín hiệu.
Biển báo phụ luôn đi cùng với biển báo chính
Biển báo phụ luôn đi cùng với biển báo chính
  • S.506b: Biển báo đặt dưới biển báo chính trên đường không ưu tiên để chỉ dẫn hướng đường ưu tiên ở ngã tư.  
  • S.507: Biển báo độc lập để chỉ hướng rẽ của điểm rẽ nguy hiểm
  • S.508 a,b: Biển báo hiệu thời gian có hiệu lực của biển báo cấm hoặc biển hiệu lệnh.
  • S.509: Biển báo chiều cao an toàn cho các phương tiện đi qua.
  • S.509b: Biển báo hiệu cấm dừng đỗ xe.

Biển giao thông đường bộ – loại vạch kẻ đường

+ Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là một loại biển báo giao thông nhằm phân chia làn đường cùng hướng đi cho các phương tiện tham gia giao thông.

+ Đặc điểm nhận biết của vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường được vẽ trực tiếp trên đường, tùy theo nhóm vạch phân chia làn sẽ có màu trắng hoặc màu vàng. Vạch màu trắng sẽ dùng để phân chia các làn xe chạy cùng chiều và vạch màu vàng sẽ dùng để phân chia 2 chiều xe chạy.

+ Ý nghĩa của vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường để được dùng với nhiều mục đích như phân làn, chỉ ra khu vực hoạt động của từng loại xe. Điều đặc biệt cần lưu ý đối với người tham gia giao thông khi nhìn thấy các vạch kẻ đường thì cần phân biệt được vạch kẻ nào được đè và vạch kẻ nào không được đè để tránh vi phạm.

Ý nghĩa của các vạch kẻ đường mà người dân cần lưu ý
Ý nghĩa của các vạch kẻ đường mà người dân cần lưu ý

Ý nghĩa của các vạch kẻ đường:

  • Vạch 1.1: Vạch chia hai dòng phương tiện ngược chiều nhau. Phương tiện không được đè lên vạch.
  • Vạch 1.2: Vạch ranh giới phần xe cơ giới và xe thô sơ, người đi bộ hoặc lề đường. Phương tiện được đè lên vạch.
  • Vạch 1.3: Vạch phân chia hai dòng phương tiện đi ngược chiều nhau khi đường có 4 làn trở lên, phương tiện không được đè vạch.
  • Vạch 1.4: Vạch chỉ khu vực cấm dừng hoặc đỗ xe.
  • Vạch 1.5: Vạch phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau khi đường có 2 hoặc 3 làn.
  • Vạch 1.6: Vạch phân chia các dòng xe: Ngược chiều hoặc Cùng chiều.
  • Vạch 1.7: Vạch dẫn hướng rẽ đoạn đường giao nhau.
  • Vạch 1.8: Vạch ranh giới làn đường chuyển tốc để các phương tiện tách nhập làn.
  • Vạch 1.9: Vạch ranh giới dự trữ làn xe phòng trường hợp lưu lượng xe lưu thông tăng đột xuất.
  • Vạch 1.10: Vạch thể hiện khu vực cấm đỗ xe
  • Vạch 1.11: Vạch phân chia phương tiện ở 2 hướng ngược chiều nhau trên đường có nhiều làn xe chạy. Phần vạch đứt quãng lái xe được đè vạch để vượt xe.
  • Vạch 1.12: Vạch ranh giới người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại khi đèn đỏ.
  • Vạch 1.13: Vạch chỉ vị trí người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng để nhường đường cho các phương tiện ở đường ưu tiên.

Biển giao thông đường bộ – loại biển báo trên đường cao tốc

+ Đường cao tốc là gì

Là đường có hai làn riêng biệt dành cho xe cơ giới, có dải phân cách, được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ để có thể đảm bảo giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian lưu thông.

Biển báo trên đường cao tốc và đặc điểm nhận biết
Biển báo trên đường cao tốc và đặc điểm nhận biết

+ Đặc điểm nhận biết của biển báo trên đường cao tốc

Có hình dạng vuông hoặc chữ nhật, màu nền xanh lá hình và chữ màu trắng

+ Ý nghĩa của biển báo trên đường cao tốc 

Hiện tại theo quy định của luật giao thông, biển báo trên đường cao tốc có những biển sau:

Biển báo giao thông trên đường cao tốc
Biển báo giao thông trên đường cao tốc
  • 450f: Biển chỉ dẫn bắt đầu vào đường cao tốc.
  • 450G: Biển chỉ dẫn sắp hết đường cao tốc.
  • 450H: Biển báo hết cao tốc, các phương tiện phải giảm tốc độ.
  • 450I: Biển báo đã hết đường cao tốc.
  • 459A, B, C, D: Biển báo chỉ dẫn hướng đi trên đường cao tốc.
  • IE.467: Biển báo các phương tiện sắp tới đoạn nhập làn.
Biển báo giao thông trên đường cao tốc và ý nghĩa
Biển báo giao thông trên đường cao tốc và ý nghĩa

Ngoài ra, trên đường cao tốc còn có một số loại biển báo sau:

  • Biển báo sắp tới đoạn có trạm dừng nghỉ, dịch vụ.
  • Biển báo bắt đầu đường cao tốc và tốc độ tối đa cho phép của phương tiện, tốc độ tối thiểu cho phép.

Trên đây, motorbike.vn đã giới thiệu đến bạn những thông tin về biển báo giao thông đường bộ để bạn có những chuyến đi an toàn và thuận lợi. Việc nắm rõ các thông tin biển báo cũng sẽ giúp bạn tránh được những vi phạm không đáng có xảy ra trên đường.

Tác giả: Thùy Dương

Bản quyền: Motobike.vn

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *