Huế là vùng đất của Phật giáo, vì thế không khó hiểu vì sao nơi đây lại có tất nhiều ngôi chùa. Chùa Thiên Mụ là một trong số ngôi chùa cổ nhất và nổi tiếng linh thiêng nhất của cố đô. Không chỉ có nét kiến trúc, cảnh quanh ấn tượng mà nó còn gắn với những câu chuyện huyền bí. Cùng Motorbike khám phá chi tiết về ngôi chùa này.
Nội dung bài viết
Giới thiệu về chùa Thiên Mụ Huế
Vùng đất “thần kinh” là nơi lưu giữ cái hồn và cái sắc của nền văn hoá dân tộc Việt Nam ta. Trong đó, Thiên Mụ – Ngôi chùa được ví như linh hồn của cố đô.
Có thể thấy bên cạnh các danh thắng, di tích thì Huế có rất nhiều chùa chiền nổi tiếng. Và tất nhiên chùa Thiên Mụ là cái tên luôn được nhắc đến nhiều nhất.
Nằm tọa lạc giữa một khung cảnh hữu tình, nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng và trở thành “nhân vật” chính cho bao tác phẩm thơ ca, hội hoạ.
Vẻ đẹp của kiến trúc, nghệ thuật, tâm linh và giá trị văn hoá – lịch sử đã tạo nên tổng thể hài hoà.l cho ngôi chùa. Giờ đây nó được biết đến không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi tới Huế.
Các thông tin về địa chỉ, giờ mở cửa của chùa Thiên Mụ
Là một điểm đến nổi tiếng, Thiên Mụ dường như chưa bao giờ thiếu bóng trong các lịch trình du lịch Huế. Kể cả là hành trình tự túc hay theo tour.
Chùa Thiên Mụ ở đâu?
Sở dĩ ngôi chùa này nổi bật nhất trong số các ngôi chùa ở Huế. Mộ phần là nhờ vị trí tọa lạc khá đắc địa.
Chùa được xây dựng trên ngọn đồi Hà Khê, phía tả ngạn con sông Hương. Thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế. Nằm bên bờ Bắc, cách trung tâm thành phố khoảng 5km.
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Kim Long, Tp Huế.
Giờ mở cửa chùa Thiên Mụ Huế
Hầu hết các ngôi chùa nào ở Huế cũng đều có quy định về thời gian mở và đóng cửa. Điều này vừa để có thể dễ dàng kiểm soát được lượng người ra vào, và để tạo không gian bình yên, thanh tịnh nơi cửa Phật.
Do đó, nếu có ý định tham quan chùa Linh Mụ, bạn cần chú ý:
- Giờ mở cửa tham quan: từ 8h – 18h tất cả các ngày.
Cách di chuyển đến chùa Thiên Mụ như thế nào?
Nằm ở tả ngạn con sông Hương, cách trung tâm thành phố chưa tới 5km nên việc di chuyển đến địa điểm này cũng không quá khó khăn.
– Đường đi đến chùa Linh Mụ Huế
Từ vị trí cầu Trường Tiền: Bạn đi qua khỏi cầu, rẽ trái vào đường lê Duẩn. Tới gặp ngã tư, không rẽ mà cứ tiếp tục đi thẳng theo đường Kim Long nối dài với Nguyễn Phúc Nguyên là tới chùa.
Từ Đại Nội Huế: Bạn đi qua đường Nguyễn Thái Thân – rẽ trái qua Yếu kêu – rẽ trái qua đường Lê Duẩn. Gặp vòng xuyến thì đi vào đường Kim Long – Nguyễn Phúc Nguyên (chừng 2km) là tới.
– Phương tiện di chuyển tới chùa Thiên Mụ
Đường tới chùa đều là đường nhựa rộng rãi, bằng phẳng. Hơn nửa quãng đường không quá dài nên bạn có thể sử dụng mọi loại phương tiện.
- Thuê xe máy nếu muốn tự do, chủ động và thoải mái về thời gian, lịch trình khám phá chùa Thiên Mụ. Giá thuê xe máy Huế dao động từ 90.000 – 150.000đ/ngày.
- Bắt taxi hoặc xe du lịch: Cách này phù hợp nếu bạn đi theo nhóm hoặc ngại tìm đường, chi phí cũng không hề cao cho chặng đường 5km.
- Xích lô: Đây là loại phương tiện bình dân và rất phổ biến ở Huế. Bạn có thể vừa đi vừa ngắm cảnh cố đô cũng rất thú vị. Giá cho mỗi chặng tầm từ 50.000đ/xe.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn đường thủy bằng cách mua vé tại bến thuyền sông Hương ngay trung tâm để đi thuyền đến chùa Linh Mụ.
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm du lịch núi Bạch Mã Huế siêu chi tiết từ A đến Z
Giá vé chùa Thiên Mụ bao nhiêu, có tốn vé không?
Giá vé luôn chiếm một khoản trong chi phí của chuyến du lịch Huế của bạn. Tuy nhiên, bên cạnh các địa điểm có vé thì cố đô cũng có vô vàn điểm miễn phí. Và Thiên Mụ Tự là một trong số đó.
Ngôi chùa này mở cửa miễn phí cho du khách vào tham quan tự do và tất cả các ngày mà không mất không mất khoản phí nào. Vì thế, bạn yên tâm mà đưa địa điểm này vào trong lịch trình của mình nhé.
Nếu tự di chuyển bằng phương tiện riêng, bạn chỉ mất tiền gửi xe:
- Giá gửi xe máy: 5.000đ
- Giá gửi xe ô tô: từ 10.000 – 20.000đ
Thuyết minh chùa Thiên Mụ: Sự tích và những câu chuyện lỳ bí về ngôi chùa
Thiên Mụ – Ngôi chùa luôn được nhắc đến mỗi khi nói tới Huế. Không chỉ nổi tiếng linh thiên, nơi đây còn có những câu chuyện, sự tích ly kỳ, bí ẩn mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác.
+ Sự tích chùa Thiên Mụ
Theo truyền thuyết xưa kể lại rằng: Thời chúa Nguyễn Hoàng, khi vào làm Trấn thủ ở xứ Thuận Hòa (Quảng Nam). Ông đã tự mình đi xem xét địa thế để xây dựng giang sơn, mở mang cơ nghiệp cho dòng họ Nguyễn.
Trong một lần cưỡi ngựa dọc bờ sông Hương lên phía đầu nguồn. Ông thấy một ngọn đồi nó có thể nhìn ra sông, uốn lượn giống như một con rồng đang ngoảnh đầu nhìn lại. Đó chính là đồi Hà Khê.
Cũng theo người dân kể lại xưa kia có người nhìn thấy một bà già mặc bộ quần xanh, áo đỏ ngồi trên gò đồi nói: “phải có chân chúa đến dựng chùa ở khu vực này và khu tháp khí thiêng mới giữ vững long mạch”. Nói xong thì biến mất.
Nghe được câu chuyện này, chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng một ngôi chùa ngay trên ngọn đồi này với mặt hướng ra sông Hương và đặt tên là chùa Thiên Mụ. Tuy nhiên Vua Tự Đức sợ chữ Thiên phạm đến trời nên đổi tên thành chùa Linh Mụ – nghĩa là Bà Mụ linh thiêng.
Mãi đến năm 1869 thì vua mới cho phép dùng lại cái tên ban đầu. Song từ đó đến nay, hai cái tên này vẫn được dùng song song với nhau.
+ Chùa Thiên Mụ được xây dựng năm nào?
Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng đã cho phá thế hiểm trở của địa lý và cho xây dựng chùa. Đặt tên là Thiên Mụ Tự để ghi nhớ công ơn bà Trời.
Từ đó về sau các vua, chúa nhà Nguyễn đều xem đây là ngôi quốc tự. Thường xuyên chăm sóc, tu bổ và xây thêm nhiều công trình.
Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) ông đã giao cho Chưởng Cơ Tổng Đức Đại nhiệm vụ trông coi và tôn tạo chùa. Dần dần nhiều đình viện, nhà cửa,… được xây dựng. Đồng thời cho người sang Trung hỏa thỉnh kinh (hơn 1.000 bộ sách) về lưu giữ ở lầu Tàng Kinh.
Từ năm 1775 – 1786, di tích chùa Thiên Mụ bị chiến tranh tàn phá nên xuống cấp nghiêm trọng. Và càn bị binh hỏa tàn phá nặng hơn dưới triều đại Tây Sơn.
Đến giai đoạn vua Gia Long và vua Minh Mạng thì chùa mới bắt đầu được tu sửa và dần trở nên khang trang hơn.
Năm 1841 -1847 (thời vua Thiệu Trị). Ông cho xây dựng thêm một số công trình như: tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyện, hai nhà bia hai bên, nữ tường, các bậc cấp,… quá trình trùng tu kéo dài hơn 2 năm (1844 – 1846) mới hoàn thành.
Năm 1904, một trận bão lớn khiến nhiều công trình bị sụp đổ. Nhiều công trình như lầu Tàng Kinh, điện Di lạc hư hại quá nặng nên phải phá bỏ. Đến 1957, chùa được tu bổ lần nữa. Tổng cộng qua 8 lần tu sửa thì mới trở nên khang trang, bề thế như bây giờ.
>> Gợi ý: Danh sách 25 đặc sản Huế nổi tiếng ngon mua về làm quà
+ Những câu chuyện bí ẩn liên quan đến chùa Thiên Mụ?
Không biết có thật hay không nhưng theo người xưa kể lại. Vào thời chúa Nguyễn cai trị Đàng Trong vẫn còn có tư tưởng phong kiến ‘cha mẹ đặt đâu con ngồi đó’.
Thời đó, có một vị tiểu thư đài các đem lòng yêu chàng trai nghèo. Tuy nhiên vì tư tưởng đó nên hai người bị ngăn cấm. Quá đau khổ nên nên 2 người đã cùng nhau ra bến thuyền Mụ tự vẫn. Tuy nhiên cô gái may mắn được dân làng cứu sống.
Chàng trai đợi mãi dưới lòng sông không thấy người yêu. Trên này, vì thời gian trôi qua mọi thứ dần nguôi ngoai nên cô gái đã chấp nhận gã vào một gia đình giàu có. Chàng trai sinh lòng uất ức đã nhập vào chùa Thiên Mụ.
Từ đó bắt đập lời nguyền rằng bất cứ đôi trai gái nào đang yêu nhau đến chùa đều phải chia tay. Lời đồn đi chùa Thiên Mụ chia tay được truyền từ đời này sang đời khác. Thế nhưng theo sư thầy tại chùa khẳng định, lời nguyền này không có thật.
Mặc dù là lời truyền miệng và đã được sư thầy khẳng định. Song các cặp đôi vẫn hạn chế đến tham quan ngôi chùa này cùng nhau.
Thời điểm thích hợp để tham quan chùa Thiên Mụ Huế
Các hoạt động tham quan và khám phá chùa chủ yếu đều diễn ra ngoài trời. Vì thế, motorbike.vn khuyên bạn nên tìm hiểu thời tiết ở Huế trước khi đi. Để lựa chọn thời gian phù hợp cho chuyến đi trọn vẹn.
Theo đó, để khám phá di tích lịch sử chùa Thiên Mụ có hai thời điểm lý tưởng mà bạn nên cân nhắc. Đó là:
– Tháng 1 và tháng 3
Là dịp đầu năm nên thời tiết ở Huế vô cùng dễ chịu, hơi se se lạnh, có mưa nhưng ít và chủ yếu chỉ là những cơn mưa phùn nhỏ. Rất thích hợp để đi lại tham quan, vãn cảnh chùa.
Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi dự báo thời tiết. Tránh ngày mưa ra để có thể kết hợp thăm thú thêm nhiều điểm khác.
– Tháng 4 – tháng 6
Đây cũng là thời điểm được nhiều người lựa chọn để ghé thăm ngôi chùa này. Thời tiết lúc này đã vắng hẳn những cơn mưa, tuy nhiên trời chưa quá nắng gắt. Thuận tiện để di chuyển.
Đặc biệt là bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh mùa hoa phượng đỏ rực trên ngôi chùa, rất đẹp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đi vào các ngày lễ Phật Đản, các ngày rằm Âm lịch hàng tháng. Vì thường có nhiều lễ hội, sự kiện lớn.
Chùa Thiên Mụ có gì đặc biệt? Nét kiến trúc ấn tượng của ngôi chùa
Kiến trúc của chùa Linh Mụ được xem như một biểu tượng độc đáo của văn hóa tôn giáo Việt Nam. Ngôi chùa gồm nhiều tòa nhà và công trình phụ nằm rải rác quanh khuôn viên như cổng Tam quan, chương Thiên Mụ, tượng Phật Quan Âm,…
Được xây dựng theo phong cách nguyên thủy, đậm nét truyền thống văn hóa Việt. Cộng với sự hòa quyện giữa các yếu tố châu Á và phương Tây đã tạo nên nét đẹp đặc trưng cho ngôi chùa này.
Ngay từ khi bước chân vào cổng chùa Thiên Mụ, bạn sẽ bị cuốn hút ngay bởi các tòa tháp, những bức tượng độc đáo hay những hình ảnh rồng phun nước,…
Cấu trúc ngôi chùa gồm có 5 tầng, tượng trưng cho Ngũ Hành (theo triết học Đông Á). Mỗi tầng có hình dạng và màu sắc riêng biệt. Nhưng kết hợp lại đã tạo nên một tổng thể hài hòa.
Thông qua những tác phẩm kiến trúc đặc sắc, cổ kính. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa – lịch sử của người Việt. Đồng thời những bức tượng Phật và Dioramas mô phỏng cảnh đời thường chính là những điểm nổi bật của chùa. Giúp bạn tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt.
Các công trình nổi bật của chùa Thiên Mụ đáng để chiêm ngưỡng
Để hiểu rõ hơn về nét đẹp kiến trúc của ngôi chùa linh thiêng hơn 400 năm này. Chúng ta hãy đi khám phá chi tiết các công trình nổi bật bên trong khuôn viên chùa nhé!
+ Tháp Phước Duyên
Đây là công trình nổi bật nhất trong khung cảnh chùa Thiên Mụ Huế và cũng là biểu tượng gắn liền với ngôi chùa này.
Tháp Phước Duyên được xây dựng vào năm 1984, gồm 7 tầng với tổng chiều cao là 21m. Mỗi tầng đều có thờ Phật, trong đó tầng cao nhất có thờ tượng Phật bằng vàng. Bên trong có một cầu thang dạng xoắn ốc dẫn lên đỉnh cao nhất của tháp.
Phần thân tòa tháp đều sử dụng chất liệu gạch mộc là một phần đá thanh. Tất cả hợp lại tạo thành khối tháp hình bát giáp, nhỏ dần khi càng lên cao. Thiết kế mỗi tầng đều giống nhau và được sơn hồng. Trải qua nhiêu năm, dù đã bám nhiều rong rêu nhưng nó vẫn đẹp.
+ Cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ
Ngôi chùa nào, dù lớn hay nhỏ đều có cổng. Cổng Tam Quan ở Linh Mụ là cũng chính là lối ra vào chính của chùa. Công được đặt ngay sau tháp Phước Duyên gồm 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân, Quỷ và Thần.
Cổng Tam Quan có cấu trúc 2 tầng và 8 mái. Tầng 2 của cổng có thờ Phật. Phần đỉnh mái được chạm trổ nhiều họa tiết xinh xảo, độc đáo. Còn hai bên là các pho tượng Hộ Pháp. Nhìn từ xa, bạn sẽ thấy nó giống như một tháp cổ.
+ Điện Đại Hùng
Ngay chính điện của chùa Thiên Mụ Huế là điện Đại Hùng – nơi thờ Phật Di Lặc. Bức tượng phật Di Lặc được khắc họa với dáng vẻ hiền hòa, nhân hậu: đôi tai to tinh thông, chiếc bụng bự chứa đầy sự bao dung và một nụ cười rạng rỡ, từ bi.
Điện được xây dựng hoàn toàn bằng xi măng, các chi tiết hai bên được sơn màu gỗ. Tạo vẻ trầm ấm, cổ kính và thân quen.
Ngoài ra, điện Đại Hùng còn lưu giữ bức đại tự có từ niên đại 1974 và chiếc chuông bằng đồng hình nhật nguyệt tinh tế. Bên trong là đền thờ, thờ tượng Tam Thế Phật ở trung tâm và Văn Phú Bồ Tát, Phố Hiến ở hai bên.
+ Đền Địa Tạng và điện Quan Thế Âm
Ngay sau lưng điện Đại Hùng của chùa Thiên Mụ là điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm. Trong đó, đền Địa Tạng được xây trên nền Di Lặc, sử dụng những đường nét hoa văn tinh tế.
Còn điện Quan Thế Âm thì đơn giản hơn, không được chạm trổ các hoa văn và ẩn mình trong lùm cây xanh. Bên trong có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đúc bằng đồng ngồi trên đài sen. Hai bên thờ thập vị Điện Vương.
+ Đình Hương Nguyên
Đến du lịch chùa Thiên Mụ, bạn đừng quên ghé qua đình Hương Nguyên. Công trình này được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị nằm ngay trước tòa tháp Phước Duyên.
Trước kia, đình Hương Nguyên được xem là một kiệt tác kiến trúc hoành tráng, độc đáo. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của một cơn bão vào năm 1904 nó đã bị hư hỏng khá nặng. Sau này mới được tu sửa lại để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
+ Chiếc xe Austin
Chiếc xe Austin của cố hòa thượng Thích Quảng Đức là một điểm nhấn nổi bật của quần thể chùa Thiên Mụ Huế. Hầu như du khách nào tới đây đều ghé qua chiêm ngưỡng và chụp ảnh.
Chiếc xe đặt ở đình Hương Nguyên, trước kia cố hòa thượng Thích Quảng Đức đã dùng để đi lại. Đây là người đã lái xe và tự thiêu mình phản đối chính đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Kinh nghiệm du lịch chùa Thiên Mụ nên chọn khách sạn nào để lưu trú?
Tuy không nằm ngay trung tâm sầm uất nhưng vị trí của ngôi chùa cũng cực kỳ lý tưởng. Chỉ cách trung tâm vài km, xung quanh có nhiều địa điểm tham quan. Vì thế không khó để tìm một khách sạn gần đây.
Hệ thống lưu trú ở Huế cũng khá đa dạng, từ bình dân đến cao cấp. Bạn cứ cân nhắc vào nhu cầu và điều kiện của mình mà chọn chỗ nghỉ phù hợp. Dưới đây là một số khách sạn gần chùa Thiên Mụ cho bạn tham khảo:
- Riverside Retreat Garden: xã Hương Hồ, Thị xã Hương Trà, Tp Huế – Điện thoại: 0909 245 037
- Mandarin Homestay Hue: số 6 Bà Nguyễn Đình Chi, phường Hương Long, Tp Huế – Điện thoại: 0366 350 366
- Lantana Huế Homestay 2: 72 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long. Tp Huế – Điện thoại: 0962 487 751
- Hue Riverside Boutique Resort & Spa: 588 Bùi Thủy Xuân, phường Thủy Biều, Tp Huế – Điện thoại: 0234 3978 484
- Meliá Vinpearl Hue: 50A Hùng Vương, phường Phú Nhuận, Tp Huế – Điện thoại: 0234 3688 666…
>> Gợi ý: Top 24 khách sạn Huế đẹp, giá tốt có lượt đặt phòng cực cao
Gợi ý các món ăn ngon và địa điểm ăn uống gần di tích lịch sử chùa Thiên Mụ
Huế không chỉ có chùa Linh Mụ thôi đâu. Nơi đây sẽ khiến bạn bạn suýt xoa với nền ẩm thực đặc sắc. Vậy gần ngôi chùa này có gì ăn và quán nào ngon. Khám phá nhé!
Ăn gì ngon khi tham quan chùa
Thật sự để thưởng thức hết các món ở Huế không phải là chuyện ngày một, ngày hai. Từ món ăn vặt, ăn nhẹ đến món ăn chính, ăn khuya,… đều có vô số món.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Thiên Mụ. Nếu đã đến đây bạn nhất định phải tìm thử các món sau:
- Bún hến, cơm hến
- Bún bò Huế
- Bánh canh cá lóc
- Bánh canh Nam Phổ
- Bánh bèo, lọc, nậm
- Bánh ép
- Bánh khoái
- Chè Huế…
Chỉ với mức giá từ 10.000đ là bạn đã có thể có một bữa ăn. Vừa rẻ mà còn vừa ngon miệng.
Các quán ăn gần chùa Thiên Mụ
Từ cổng chùa bước ra, bạn có thể tìm thấy rất nhiều quán ăn. Còn muốn tìm quán ngon nổi tiếng, được nhiều người review thì chịu khó di chuyển vòng vòng thêm một chút xíu nữa.
Quán ăn bình dân, sang trọng hay thậm chí là gánh hàng vỉa hè đều có bán những món đặc trưng của Huế. Gợi ý cho bạn vài quán như:
- Gánh đậu hũ cô Oanh: 54 Văn Thánh, phường Nguyễn Phúc Nguyên, Tp Huế
- Cơm Bún Mì Hến – Nguyễn Phúc Chu: 60 Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Long, Tp Huế
- Bún mụ Tỉ: 37 Huyền Trân Công Chúa, phường Thủy Pha, Tp Huế
- Bánh khoái Hồng Mai: 110 Đinh Tiên Hoàng, phường Phú Hậu, Tp Huế
- Quán ăn Món Huế: 39 Nguyễn Thái Học, phường Phú Hội, Tp Huế
- Quán chè đủ món Huế: 67 Trần Hưng Đạo, phường Phú Hoà, Tp Huế…
Tổng hợp những hình ảnh chùa Thiên Mụ đẹp nhất
Ngôi chùa với lịch sử hơn 400 năm mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng này. Từ lâu đã trở thành biểu tượng của miền đất cố đô.
Không chỉ như vậy, nó còn được biết đến là điểm tham quan, check in hấp dẫn, thu hút khách. Đã có rất nhiều du khách đến và lưu giữ những bức hình kỷ niệm ở đây.
Chùa Thiên Mụ gần địa điểm tham quan nào có thể khám phá cùng ngày
Bạn có tin không chỉ với một chiếc xe máy và vài chục nghìn tiền xăng. Là bạn đã có thể vi vu khám phá Thiên Mụ và nhiều địa điểm gần đó một cách dễ dàng.
+ Đại Nội Huế
Nằm cáchThiên Mụ chỉ chừng 4km. Đại Nội Huế hay còn được gọi Kinh Thành Huế, chính là triều đình của các vị vua dưới triều đình nhà Nguyễn thời kỳ phong kiến.
Quần thể này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới này có diện tích rộng lớn với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng như: Kỳ Đài, Ngọ Môn, cung Diên Thọ,…
Cùng với đó là những câu chuyện lịch sử ý nghĩa. Đã thu hút nhiều du khách ghé thăm. Đến đây ngoài tham quan, bạn còn được thỏa sức chụp ảnh sống ảo và thưởng trà tại cung Diên Thọ,…
- Địa chỉ: Phường Phú Hậu, Tp Huế
>> Đọc thêm: Review Đại Nội Huế: Thông tin và những kinh nghiệm khám phá
+ Chợ Đông Ba
Di chuyển theo hướng ngược lại về phía trung tâm thành phố, bạn có thể ghé vào chợ Đông Ba. Một địa điểm du lịch Huế nằm cách chùa Thiên Mụ tầm 3km.
Đông Ba là khu chợ lớn nhất và có lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển. Đây được coi là một trong những hình ảnh đặc trưng của Huế.
Đến đây, bạn có thể tìm thấy tất cả những thứ mình cần. Ngoài các sản phẩm thời trang, gia dụng, thực phẩm, đặc sản làm quà. Thì bạn nhất định không được bỏ qua thiên đường ẩm thực chợ Đông Ba với vô vàn món ngon nhé.
- Địa chỉ: Phường Phú Hòa, Tp Huế
+ Cầu Tràng Tiền
Cầu Trường Tiền hay còn gọi là cầu Tràng Tiền, nằm ngay bên chợ Đông Ba và tất nhiên cũng gần ngôi chùa Thiên Mụ. Đây cũng là một địa điểm mà không một du khách nào đến Huế có thể bỏ qua.
Nằm bắc ngang qua con sông Hương, nối 2 bờ Nam – Bắc. Cây cầu này không đơn giản chỉ là cầu nối giao thông mà còn mang đậm bao dấu ấn của lịch sử dân tộc. Trở thành biểu tượng của cố đô.
Đến đây bạn có thể dạo bước trên cây cầu để cảm nhận dòng chảy của lịch sử. Và ngắm nhìn con sông Hương thơ mộng, trữ tình.
- Địa chỉ: Phường Phú Hòa và phường Phú Hội, Tp Huế
Check in chùa Thiên Mụ cần lưu ý điều gì?
Trải qua hàng trăm năm, ngôi chùa Linh Mụ nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính và sự linh thiêng. Trở thành một hình ảnh không thể thiếu đối với người dân địa phương và khách du lịch.
Nếu như bạn cũng đang có ý định khám phá địa điểm này thì cần lưu ý thêm những điều sau:
- Vì là chốn linh thiêng, mang yếu tố tôn giáo, tâm linh. Vì thế, khi đến chùa bạn cần ăn mặc kín đáo, lịch sự. Tuyệt đối không mang đồ ngắn, hở hang, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục.
- Cung như bao ngôi chùa khác. Di tích chùa Thiên Mụ có không gian thanh tịnh, bình yên. Do đó hãy giữ trật tự, không chạy nhảy, đùa cợt hay nói quá to, chửi bậy…
- Thông thường mọi người sẽ dành thời gian tham quan chùa ít nhất từ 1 – 2 giờ. Và chủ yếu là đi bộ, nên bạn có thể mang theo nước uống phòng khi mệt, khi khát.
- Dù đi vào mùa hè hay mùa mưa, bạn cũng nên mang theo ô dù. Nếu là mùa hè nhớ bôi kem chống nắng, mũ, áo khoác,…
- Ngôi chùa này không cần bày lễ vật khi đến tham quan, chiêm bái nên bạn không cần chuẩn bị trước. Nhưng nếu có lòng thành, bạn nên liên hệ với sư thầy trước.
- Nhớ mang theo điện thoại, máy ảnh chụp hình nhé. Đồng thời nên lựa chọn giày thể thao để tiện cho việc đi lại nhiều.
Giải đáp những câu hỏi về ngôi chùa Thiên Mụ ở Huế
Mỗi lần nhắc đến cái tên Thiên Mụ là hầu như ai cũng có hứng thú và muốn hiểu tường tận về ngôi chùa nổi tiếng này. Các câu hỏi dưới đây cũng là những thắc mắc hay gặp nhất.
Chùa Thiên Mụ thờ ai?
Cũng giống như các ngôi chùa khác ở Huế. Thiên Mụ Tự được xây dựng để thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm Bồ Tát cùng các vị La Hán,…
Chùa thiên Mụ do ai đặt tên?
Ngôi chùa này được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601 và đặt tên là Thiên Mụ. Nhưng sau đó sợ chữ Thiên phạm đến trời nên mới đổi thành là Linh Mụ. Qua thời gian dài sau này thì mới lấy lại tên cũ.
Chùa Thiên Mụ có diện tích bao nhiêu?
Chùa Thiên Mụ rộng bao nhiêu? Quần thể kiến trúc ngôi chùa tọa lạc trên diện tích rộng gần 6ha, trên ngọn đồi Hà Khê. Xung quanh là khuôn tường xây đá 2 vòng trong và ngoài. Bên trong gồm nhiều công trình nhỏ nằm rải rác khắp khuôn viên.
Đi chùa Thiên Mụ cầu gì?
Nhiều người đi chùa đã giống như một thói quen, một truyền thống của gia đình. Mọi người thường đến đây để cầu sức khỏe, may mắn, tài lộc, cầu công danh và cả cầu con…
Mong trời Phật phù hộ cho con cháu ngoan ngoãn, lễ phép, gia đạo được ăn vui, làm ăn thuận lợi. Tuy vậy đây chỉ là lời cầu, thành hay không còn tùy nữa nhé.
Chùa Thiên Mụ là di sản gì?
Có thể khẳng định Thiên Mụ Tự là ngôi chùa lớn nhất dưới thời Nguyễn. Với kiểu kiến trúc cổ kính, dáng vẻ uy nghi cùng cảnh sa và nên thơ và những ý nghĩa về văn hóa, lịch sử. Ngôi chùa này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Huế mặc dù có nhiều ngôi chùa, nhiều di tích và cũng rất nhiều thắng cảnh để tham quan. Thế nhưng, nếu đã có dịp tới thăm miền đất cố đô, bạn đừng quên dành thời gian đến chùa Thiên Mụ. Để khám phá vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm và tận hưởng không gian thanh tịnh nơi đây bạn nhé.
Trang – Motorbike.vn